Phân ủ bằng rơm giúp nâng cao năng suất lúa

Kết quả cho thấy, bón 5 tấn/ha phân ủ bằng rơm kết hợp 70 N - 60 P2O5 - 30 K2O kg/ha đã làm năng suất thực tế (2Rơm rạ là nguồn cung cấp hữu cơ chủ yếu cho ruộng lúa, là nguồn cung cấp đạm, kali quan trọng. Sau mỗi vụ, sản lượng rơm rạ sau thu hoạch là rất lớn.
Tuy nhiên, nông dân chỉ sử dụng một số ít cho việc sản xuất nấm rơm, che phủ liếp trồng, làm thức ăn cho gia súc… còn lại đa số lượng rơm là đốt bỏ hoặc không sử dụng đến nên làm hao phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Chính điều này đã làm cho môi trường sinh thái mất cân bằng và quan trọng hơn là mất đi một lượng đáng kể các chất N, P, K và C trên đồng ruộng và tăng lượng CO2.
Gần đây, việc bón phân hữu cơ cho lúa có xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma ở đồng bằng sông Cửu Long được ghi nhận đạt kết quả tốt. Bón phân cho lúa hoàn toàn bằng phân hữu cơ rơm rạ ủ với nấm Trichoderma sp. năng suất lúa vẫn tăng đáng kể so với đối chứng không bón phân.
Việc bón rơm ủ sau mỗi vụ thu hoạch là một giải pháp thiết thực, hiệu quả lâu dài nhằm giúp đất đai thoát khỏi sự suy thoái, cải tạo tính chất đất mà còn làm tăng năng suất lúa trong các vụ sau, phù hợp với hướng sản xuất lúa sạch theo yêu cầu “Thực hành nông nghiệp tốt” GAP hiện nay (Lúa - GAP).
Tuy nhiên, bên cạnh việc ủ phân hữu cơ từ rơm sau khi thu hoạch thì những nghiên cứu bón phân rơm hữu cơ từ phế thải của việc sản xuất nấm rơm ủ với nấm Trichoderma sp. nhằm nâng cao năng suất lúa còn rất hạn chế. Nghiên cứu này đã xác định liều lượng bón phân ủ bằng rơm với chủng nấm Trichoderma sp. đến sinh trưởng và năng suất của hai giống lúa MTL560 và IR50404.5,9 g/chậu) tăng 54,8% so với không bón, tăng chiều cao, số nhánh, số bông/chậu và tỷ lệ hạt chắc.
Related news

Năm tháng đầu năm nay, XK tôm của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 89,1 triệu USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC), giá tôm Việt Nam hiện nay đang cao hơn so với giá NK trung bình của Hàn Quốc, và cũng cao hơn so với giá tôm của Ấn Độ khoảng 2 USD/kg và cao hơn của Trung Quốc 4 - 5 USD/kg.

Đuổi kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng, nghề chăn nuôi gà truyền thống ở Thanh Chương (Nghệ An) đang được chuyển đổi theo hướng thương mại hoá. Trên nền tảng sẵn có vững chãi với điều kiện tự nhiên và con người thuận lợi, nuôi gà quy mô lớn đang mở ra cho người nông dân Thanh Chương một lối đi mới rất đáng để hy vọng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, thời gian qua, ngành nông nghiệp thành phố tập trung xây dựng các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Theo thống kê của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Yến sào Khánh Hòa, từ đầu năm đến nay, doanh thu của công ty đạt hơn 2.300 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2014. Hiện nay, thị trường xuất khẩu yến sào Khánh Hòa đang khởi sắc, phát triển mạnh mẽ với hệ thống khách hàng mới, tiềm năng ở Canada, Úc, Nhật Bản...

Từ sau tết đến nay, giá heo hơi liên tục giảm và chưa có dấu hiệu tăng trở lại, nên nhiều hộ chăn nuôi chọn cách giảm đàn hoặc chuyển sang nuôi heo sinh sản để cầm cự.