Phân lân nung chảy Ninh Bình cải tạo đất phèn, mặn sản xuất lúa
Đất phèn, đất phèn nhiễm mặn chiếm diện tích lớn trong đất canh tác lúa ở ĐBSCL, tập trung nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau.
Làm lúa trên đất phèn, mặn được mùa lớn nhờ bón lân nung chảy Ninh Bình.
Việc khai hoang và trồng lúa thành công trên loại đất này đã làm gia tăng nhanh sản lượng lúa ở ĐBSCL trong nhiều năm qua. Với tính chất đặc thù như pH thấp (chua), nồng độ i-on sắt, nhôm, natri cao, có khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của lúa dẫn đến sức sinh trưởng, phát triển yếu đi, giảm năng suất; đôi khi lúa có thể chết ngay ở giai đoạn đầu sau sạ…
Sự ảnh hưởng xấu của các yếu tố gây hại này thường xảy ra vào thời điểm mùa khô, thiếu nước ngọt, nắng hạn. Theo quy luật, vụ Hè Thu, Thu Đông sẽ là thời gian chịu ảnh hưởng nhiều hơn.
Đất phèn, đất phèn mặn từ lâu đã được các nhà khoa học xếp vào “nhóm đất có vấn đề”, khó canh tác, rủi ro cao và muốn trồng lúa thành công cần có một giải pháp kỹ thuật tổng hợp bao gồm về giống, nước, hệ thống kênh và sử dụng loại phân bón phù hợp.
Việc dùng nước ngọt để rửa phèn, mặn ở tầng mặt kết hợp ém phèn tầng sâu, tăng pH và cố định các i-on sắt và nhôm bằng phân lân nung chảy Ninh Bình là những giải pháp đồng bộ, cần thiết và không thể thiếu trong quá trình sản xuất lúa.
Phân lân nung chảy Ninh Bình có tính kiềm cao (pH từ 8 – 8,5) nên khử chua rất tốt, chất lân bón vào sẽ tạo ra phức chất dưới dạng phốt phát sắt, nhôm kết tủa khiến hai nguyên tố này không có khả năng hoạt động và gây độc cho lúa.
Nguyên tố canxi có tác dụng đẩy i-on natri ra khỏi keo đất làm giảm độ mặn. Vì thế, phân lân nung chảy Ninh Bình nó có tác dụng và hiệu quả cao để khử phèn, mặn, giảm độc trong đất, giải độc cho cây và được coi như chất “đặc trị” cho các yếu tố bất lợi. Loại phân này đã được nghiên cứu và khuyến cáo như là một giải pháp cần thiết, bắt buộc trong canh tác lúa để đạt năng suất và hiệu quả.
Việc sử dụng loại phân lân nung chảy Ninh Bình bón lót cho lúa trước khi gieo sạ hoặc cấy trung bình từ 300 – 400 kg/ha theo qui trình được coi như “loại phân nền” cần thiết.
Phân lân nung chảy Ninh Bình ngoài hiệu quả cải tạo, xử lý môi trường đất, nước nhanh, còn cung cấp cho cây nhiều loại dinh dưỡng khác gồm đa, trung và vi lượng, tạo cho lúa có được môi trường sống thuận lợi, sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.
Vì vậy, phân lân nung chảy Ninh Bình không thể thiếu trong danh mục phân bón cần sử dụng cho lúa trên đất phèn, đất phèn nhiễm mặn. Đây là một trong những nhân tố quan trọng, đã quyết định đến sản xuất lúa thành công trên loại đất khó khăn này trong nhiều năm qua và cho cả trong tương lai, nhất là khi biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, khó lường tác động trực tiếp đến môi trường đất, nước và cây trồng.
Có được kết quả trên là do các ưu thế vượt trội của phân lân nung chảy Ninh Bình so với các loại phân bón khác, đó là:
Phân lân nung chảy Ninh Bình là một hợp chất dinh dưỡng, ngoài cung cấp chất dinh dưỡng lân (P2O5) cho cây trồng, còn cung cấp chất vôi (CaO) từ 28 - 34%, chất magiê (MgO) từ 16 - 20% có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn cho đất. Ngoài ra chất magiê còn là chất thiết yếu tạo nên diệp lục tố của cây; chất silic (SiO2) từ 25 - 30% giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết và các chất vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.
Phân lân nung chảy Ninh Bình không tan trong nước mà tan hết trong môi trường chua của đất và dịch của rễ cây trồng tiết ra, nên không bị rửa trôi.
Phân lân nung chảy Ninh Bình tên quốc tế là FMP Ninh Bình, do các điểm ưu việt nói trên, tháng 7 năm 2017 FMP Ninh Bình đã được cơ quan chứng nhận hữu cơ Úc chứng nhận là một sản phẩm đầu vào thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ tại Úc.
FMP Ninh Bình là phân khoáng tự nhiên, không phải là phân bón hóa học. Sử dụng FMP Ninh Bình bón cho cây trồng góp phần tạo nên nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
Hiện sản phẩm phân bón Ninh Bình đã có mặt trên 58 tỉnh, thành trên toàn quốc và xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Malaysia…
Có thể bạn quan tâm
Những người chơi cây cảnh, ngoài việc chú ý đặc biệt đến kỹ thuật trồng cây, thì kỹ thuật uốn cành, tạo dáng là một bước không thể bỏ qua.
Là loài hoa bình dị, thuần khiết, gợi nhắc đến làng quê Việt Nam, hoa sen ngày nay không chỉ được trồng ở các ao, hồ lớn mà còn được trồng làm cảnh ngay tại nhà
Lớp hướng dẫn cho nông dân huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) kỹ thuật SX thuốc BVTV thảo mộc và dung dịch dinh dưỡng cho rau theo hướng hữu cơ vừa được tổ chức.