Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật uốn cây cảnh tạo dáng nghệ thuật

Kỹ thuật uốn cây cảnh tạo dáng nghệ thuật
Tác giả: Anh Toàn
Ngày đăng: 27/06/2019

Những người chơi cây cảnh, ngoài việc chú ý đặc biệt đến kỹ thuật trồng cây, thì kỹ thuật uốn cành, tạo dáng là một bước không thể bỏ qua. Dưới đây là một vài lưu ý khi thực hiện.

Ngoài chú ý kỹ thuật trồng cây, người chơi bonsai cần chú ý tới việc uốn cành nghệ thuật

Kỹ thuật trồng cây cảnh dù có tốt, có kỹ lưỡng tới đâu nhưng nếu không cắt tỉa, đặc biệt là không chú ý uốn cành tạo dáng, cây cảnh bonsai sẽ phát triển không đẹp, không mang tính nghệ thuật. Vì vậy, người chơi cây cảnh thường rất chú tâm tới khâu này. Dưới đây là một số lưu ý nho nhỏ cho việc uốn cành bằng dây.

Trước khi uốn cành, tạo dáng

Trước khi uốn, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

Thời điểm uốn cành

Thời gian thích hợp cho việc uốn cành bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành. Những cây bonsai có nhựa nhiều như thông thì thời điểm thích hợp nhất trong việc uốn cành cây vào cuối hè.

Việc uốn cành hợp lý, kết hợp với kỹ thuật trồng cây kĩ lưỡng sẽ cho ra những chậu bonsai đẹp

Chọn dây uốn cành

Dây cuốn có thể mua tại cửa hàng sắt, cửa hàng dụng cụ cây cảnh, loại dây đồng tái sử dụng từ động cơ là rẻ nhất. Thường có sẵn loại dây đồng và dây kẽm. Dây chì thường dễ làm hơn và có thể tái sử dụng. Ngoài ra còn có loại dây có quấn vải vòng quanh, ưu điểm và bảo vệ cây, tránh ánh sáng mặt trời làm nóng dây dẫn tới bỏng cây, tuy nhiên nhược điểm là dễ gây nấm mốc ở những vùng mưa nhiều. Lưu ý, không nên dùng dây sắt vì dễ bị gỉ sét, đối với một số loại cây lá kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa cây, gây độc, làm chết cây.

Phương pháp uốn cành

Để đạt hiệu quả cao nhất người chơi thường lấy dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau.Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

Các bước trong kỹ thuật trồng cây và uốn sửa cây cảnh bonsai 

Khi quấn dây kẽm, không nên quấn chặt hay lõng quá và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cay bonsai sớm rụng lá thường là 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy

Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu cố sức uốn thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà "sôi hỏng bỏng không".

Tháo dây

Tháo dây cũng rất cần kỹ thuật

Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật trồng hoa mào gà cực đơn giản cho hoa nở quanh năm Kỹ thuật trồng hoa mào gà cực đơn giản cho hoa nở quanh năm

Hoa mào gà là cây ưa nóng nhưng lại “dễ tính” nên kỹ thuật trồng hoa mào gà rất đơn giản sẽ đem đến cho vườn nhà bạn luôn rực rỡ sắc màu.

27/06/2019
Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công thêm lãng mạn Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công thêm lãng mạn

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng trong chậu không phải đơn giản nhưng chỉ cần bỏ chút thời gian nghiên cứu và chăm sóc sẽ có chậu hoa đẹp đặt tại ban công.

27/06/2019
Trồng bắp cải tí hon - thu hoạch sướng tay Trồng bắp cải tí hon - thu hoạch sướng tay

Xuất hiện trên thị trường chưa lâu và luôn được dân thành thị "săn đón", giống bắp cải tí hon ngoài sở hữu ngoại hình bắt mắt còn khiến người trồng sướng tay

27/06/2019