Phân bón giả gây thiệt hại 2,6 tỷ USD mỗi năm
Hiện nay, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến người sản xuất, uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà còn gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước 2,6 tỷ USD/năm.
Theo thống kê của Hiệp hội phân bón Việt Nam, hiện có khoảng 7.000 loại phân bón đang được lưu hành trên thị trường. Với một số lượng phân bón lớn như vậy đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh phân bón.
Đây cũng là một trong những yếu tố tạo cơ hội cho nạn phân bón giả, kém chất lượng cũng như các hành vi vi phạm pháp luật trong việc sản xuất và kinh doanh phân bón gia tăng. Trung bình mỗi năm lực lượng quản lý thị trường xử lý trên 3.000 vụ vi phạm, thu giữ gần 1.000 tấn phân bón các loại.
Điều đáng nói, có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, cơ quan chức năng đã phát hiện gần 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.
Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón giả này đã phát triển thành hệ thống và có sự tiếp tay của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước.
Tới đây Nghị định 202 sửa đổi về quản lý phân bón hy vọng sẽ có những thay đổi trong chế tài xử phạt các đối tượng làm ăn phi pháp để củng cố lại thị trường phân bón đang bị lũng đoạn hiện nay.
“Hiệp hội năm nào cũng có kiến nghị Nhà nước thay đổi, bổ sung Nghị định, bổ sung Thông tư và cùng Quản lý thị trường kiểm tra đôn đốc, nhưng tình hình phân bón giả vẫn tiếp tục xảy ra. Nghị định còn kẽ hở, lực lượng bảo kê, lực lượng bao che, lợi ích nhóm còn tồn tại nên rất khó kiểm tra. Cần có quy định, nếu tình hình phân bón giả xảy ra ở xã nào, thôn nào, huyện nào thì chính quyền nơi đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật...”, ông Thúy cho biết.
Có thể bạn quan tâm
“Không ai bảo vệ rừng tốt bằng người dân. Họ gắn bó nhiều đời với rừng nên hày trao cho họ những nhận thức đầy đủ nhất, khi ấy họ sẽ sống-chết với rừng” - ông Nguyễn Hạnh Minh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP.Sơn La nói.
Một dân buôn dược liệu tại Hà Nội vừa tìm thấy một củ nấm phục linh quý hiếm và đang có người hỏi mua với giá 200 triệu đồng.
Ngày 19.7, Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng cho biết, các cơ sở trên địa bàn thành phố chỉ sản xuất số lượng rau, thịt an toàn đáp ứng 5% nhu cầu, còn lại 95% nhập từ nguồn khác khó kiểm soát An toàn vệ sinh thực phẩm…