Pha Nước Biển Nhân Tạo Để Ươm Tôm Sú Giống
Khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ vừa thử nghiệm thành công trong việc pha nước biển nhân tạo để ươm tôm sú giống. Bằng kỹ thuật này, tôm sú giốngcó tỷ lệ nuôi sống cao hơn nuôi trong nước biển tự nhiên.
Các tác giả đã tạo ra nước biển bằng cách pha chế các hóa chất và muối tự nhiên vào nước ngọt.
Sau đó, dùng nước biển nhân tạo pha với nước biển tự nhiên theo tỉ lệ 75% nước biển nhân tạo, 25% nước biển tự nhiên, tạo thành dung dịch thích hợp để ươm tôm giống.
Theo các nhà khoa học ở đây cho biết, môi trường này tốt hơn nước biển tự nhiên.
Nước biển tự nhiên khắc phục tình trạng nồng độ muối trong nước biển thấp vào mùa mưa, nhất là những địa phương xa biển, không có điều kiện vận chuyển nhiều nước biển ươm tôm giống. Sau đó, nước biển này còn được xục khí ozone để diệt khuẩn thay thế cho phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh. Nước trong các bể ươm ấu trùng tôm liên tục được bơm tuần hoàn qua các bể lọc có chứa các loại vi khuẩn có lợi.
Vi khuẩn sẽ biến các hợp chất chứa Ammonia độc hại trong nước thành nitrat không độc, sau cùng nước được cho chảy trở lại bể ươm.
Kết quả cho thấy tỉ lệ tôm giống sống từ 85 – 90%, chất lượng lại cao vì sạch bệnh.
Phương pháp này đã được đưa vào ứng dụng sản xuất tôm giống đại trà. Ngoài ra, các nhà khoa học còn thử nghiệm nuôi tôm sú bố mẹ theo phương pháp trên, bước đầu đạt kết quả khả quan.
Có thể bạn quan tâm
Nếu sau bước thứ 4 mà vẫn thấy nhiều tôm bệnh hoặc tôm chết trong hai ngày liên tiếp, hãy dùng vó sạch và khô để vớt tôm. Nếu thấy hơn 50% tôm không ăn, cần xem xét thu hoạch.
Chúng tôi về vùng nuôi tôm rộng lớn ở rừng ngập mặn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, đúng vào ngày con nước xổ tôm (30 âm lịch). Trên khắp cánh đồng tôm nơi đây, nhiều vuông được xổ nước, để lộ nhiều bụi chà dưới đáy, có bụi vẫn còn xanh lá. Chỉ tay về những vuông tôm có nhiều đống chà, Bắc-một người bạn địa phương đi cùng với tôi, cho biết: “Đó là những nhánh mắm. Nhiều hộ nuôi tôm vùng này thường chặt những nhánh tươi làm thức ăn cho tôm. Vậy mà hộ nào cũng trúng “bể tay”...
Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS). Đây là phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm như một kiểu nuôi luân canh hay một dạng xử lý nước trước bằng tác nhân sinh học như phương pháp nuôi ghép các loài. Ba ao được đưa vào nuôi thử nghiệm. Ban đầu các ao này chỉ nuôi đơn tôm, tuy nhiên do vi khuẩn phát sinh gây ra sự bùng nổ của các vi sinh vật làm tôm bị nhiễm bệnh. Các chủ trại nuôi tôm đã thực hiện nuôi chuyển đổi thay thế đối với các loài cá rô phi. Nuôi luân canh là một phương pháp để làm vệ sinh nước trước khi nuôi một loài khác, làm như vậy để giảm một cách tối đa sự phát sinh mầm bệnh.
Nhiều đêm không ngủ được, anh Ê cứ trằn trọc, đắn đo suy nghĩ, có nên nuôi tôm sú hay không? Cuối cùng, anh cũng đi đến thành công, thu lợi nhuận về nửa tỷ đồng/năm nhờ nuôi tôm sú công nghiệp.
Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống. Sau đó tôm phải dựa vào thức ăn viên để lớn