Phá 1.300 gốc nho, thủ phạm để lại lời thông báo

Toàn bộ rẫy nho đều héo rũ
Vườn nho 1.300 gốc này của anh Trương Tấn Tâm ở KP 10, thị trấn Phước Dân.
Anh Trương Tấn Tâm cho biết có 118 gốc nho bị dùng dao chặt ngang gốc, số còn lại chết do có người lén bỏ thuốc diệt cỏ vào bồn pha thuốc xịt nấm, sau khi gia đình tiến hành xịt nấm cho trái thì toàn bộ rẫy nho đều héo rũ, không thể cứu chữa.
Hơn 1.300 gốc nho của anh Tâm đều đang trong giai đoạn cho trái và đơm bông, ước tính có hơn 10 tấn nho sẽ được thu hoạch khi đến vụ.
Để có được rẫy nho hơn 1.300 gốc này, trong gần bốn năm qua gia đình anh Tâm đã đầu tư trên 1 tỉ đồng, trong đó phần lớn là vay ngân hàng và người thân.
Liên quan đến động cơ phá hại, chị Phan Thị Phúc, vợ anh Tâm, cho biết khi phá xong vườn nho, kẻ xấu đã để lại tấm bảng ghi dòng chữ “mua bán lừa đảo” trước nhà chị.
Chị Phú nói từ trước đến nay không mua bán cũng không lừa đảo ai nên không thể biết tại sao kẻ xấu lại phá vườn nho nhà mình.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thượng tá Lê Mai - phó trưởng Công an huyện Ninh Phước - đánh giá đây là vụ việc rất nghiêm trọng và công an huyện sẽ chỉ đạo khẩn trương làm rõ
Những hình ảnh tan nát, héo rũ của rẫy nho 1.300 gốc sau khi bị phá hại
Related news

Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...

Tốt nghiệp Trung cấp Hàng Hải, sau 3 năm làm thủy thủ, Trần Bá Tuấn (27 tuổi) quyết định quay về quê hương xây dựng trang trại chăn, mang lại lợi nhuận 400-500 triệu đồng/năm.

Có thể thấy, trồng bắp thu trái non, có thời gian đầu tư ngắn, dễ chăm sóc và có thể trồng xen canh với các loại rau màu khác. Đặc biệt là kết hợp với chăn nuôi bò cho lợi nhuận kinh tế ổn định, rất phù hợp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân cải thiện đời sống nông thôn trên cùng diện tích đất.

Vụ ép này, BISUCO có kế hoạch thu mua 400 ngàn tấn mía nguyên liệu, trong đó thu mua 53 ngàn tấn mía nguyên liệu trong tỉnh với giá 900.000 đồng/tấn mía 10 chữ đường (mua tại ruộng). Nếu nông dân bán mía tại nhà máy, BISUCO sẽ hoàn trả chi phí vận chuyển mía cho nông dân.

Ông Phan Mười Ba, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng được biết đến là người xây dựng thành công mô hình đa cây, đa con nhiều năm nay. Vốn là một lão nông chăm chỉ, gắn bó lâu năm với ruộng vườn nên từ khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ông Mười Ba đã khoanh ngọt diện tích đất gần 7.000 m2 để thoả mãn niềm vui trồng rau, nuôi cá.