Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt
Cách đây khoảng 10 ngày, giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng dao động từ 15.000 -20.000 đồng/kg, nay bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg. Thương lái tới tận vườn để thu mua.
Anh Phú Vang ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương cho biết trước đây nhà anh trồng 2 sào cà chua, khi thu hoạch chỉ đủ chi phí, thu nhập còn lại không đáng là bao. “Gần đây tôi chuyển sang trồng rớt, chỉ hơn 3 tháng mà đã hái được 3 lần, mỗi lần khoảng 300kg. Với mức giá 30.000 đồng/kg như hiện nay tôi không chỉ thu hồi vốn mà còn thu được lợi nhuận kha khá” - anh Vang vui vẻ nói.
Chị Lê Phương Loan xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, hồ hởi: “Năm nay ớt được giá lắm chú ơi! Nhà trồng hơn 3 sào ớt mới thu hoạch được lần thứ 2 mà giá cao, chỉ cần 2 lần nữa là thu hồi cây giống và tiền công chăm sóc... nên bà con chúng tôi mừng lắm. Không phải thấp thỏm như những mùa vụ trước”.
Nhiều thương lái tại huyện Đơn Dương cho biết các chủ vựa trong TP HCM đặt hàng ớt liên tục nên chúng tôi phải tranh thủ đến tận vườn của bà con để thu mua cho đủ hàng cung ứng.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản đến nay đã 15 năm. Chỉ thị này góp phần nâng cao ý thức, hạn chế tình trạng khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản ở các địa phương. Song, để chấm dứt hoàn toàn thì không phải là chuyện dễ.

Trường hợp năng suất thu hoạch thực tế vụ này hơn 70% so với năng suất thu hoạch thực tế cùng vụ năm trước thì được xác định mức thiệt hại dưới 30%.

Từ đầu năm đến nay, tình trạng kinh doanh, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi. Đặc biệt, cơ quan chức năng đã liệt kê, giám sát được các đầu nậu, đường dây, đối tượng chuyên kinh doanh, vận chuyển gia cầm nhập lậu.

Do ảnh hưởng của các cơn bão số 10, 11, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Hưng (TP Hà Tĩnh) bị thiệt hại nặng nề. Ao hồ sạt lở, hệ thống tiêu thoát bị ảnh hưởng; đặc biệt, nhiều loại thủy, hải sản trong giai đoạn sinh trưởng đều bị trôi theo nước lũ. Không ít mô hình được đầu tư hiệu quả đang gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và hoàn thiện đề án sản xuất của địa phương.

Những ngày công tác ở vùng trung du Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện đẹp như cổ tích về những tỉ phú “chân đất” đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là người trưởng thôn đa năng, đa tài Mai Văn Rõ (52 tuổi), ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.