Ông Xích nông thôn mới

Lý do rất đơn giản, trong công cuộc xây dựng NTM tại địa phương, ông Xích đã tiên phong hiến đất làm đường GTNT, làm dấy lên phong trào hiến đất sôi nổi.
Còn nhớ trước đây, mỗi khi đi công tác về thôn Tùng Chánh, tôi phải vật vã với chiếc xe máy trên những con đường lún cát đến mướt mồ hôi. Bây giờ, diện mạo của thôn Tùng Chánh sáng hẳn ra với những con đường bê tông phẳng lì, dẫn đến từng ngõ xóm, xe máy cứ chạy bon bon.
Hỏi ra thì biết, phong trào hiến đất làm đường GTNT ở địa phương này rất mạnh, bắt nguồn từ Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Tùng Chánh Nguyễn Văn Xích.
Những người dân thôn Tùng Chánh cho hay, năm 2014, khi phát động làm đường bê tông xóm Hiệp Nam để xóa bỏ cảnh lầy lội trong mùa mưa, gia đình ông Nguyễn Văn Xích đi tiên phong, tự nguyện hiến 180m2 đất, 10 cây mít, 5 cây dừa đang thời kỳ thu hoạch để có mặt bằng làm đường.
Sở hữu vườn đất rộng, trồng nhiều cây ăn quả có giá trị, nhưng vì lợi ích chung, ông Xích không nghĩ ngợi, phá bỏ ngay vườn cây, hiến đất làm đường bê tông để bà con thuận lợi đi lại. Thực hiện xong trách nhiệm của mình, ông Xích quay sang vận động bà con cùng nhau hiến đất làm đường và xây dựng bể chứa rác thải tại nhà để giữ gìn môi trường sống.
Việc làm của ông Xích như đòn bẩy thúc đẩy tất cả các hộ dân trong thôn nhiệt tình hưởng ứng. Khi những con đường bê tông hoàn thành, việc đi lại của người dân được thuận lợi. Ngoài ra, nhờ có đường mà giá nông sản tại địa phương được thu mua cao hơn so với khi chưa có đường bê tông.
“Biết là tấc đất tấc vàng, nếu đem bán diện tích đất này thì gia đình tôi có khoản tiền không nhỏ để làm vốn phát triển kinh tế. Nhưng tôi luôn nghĩ mình phải đóng góp để xây dựng quê hương. Mục đích cuối cùng của xây dựng NTM là nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, người dân trực tiếp hưởng lợi thì người dân cũng phải có trách nhiệm đóng góp công sức.
Thấy bộ mặt của xã nhà giờ đây có nhiều chuyển biến, khởi sắc, tôi và bà con ai nấy đều phấn khởi”, ông Xích chia sẻ.
Gia đình ông Xích luôn gương mẫu trong mọi phong trào của địa phương, đi đầu xây dựng một số mô hình làm ăn hiệu quả. Năm 1993, ông đã nhận đất rừng để trồng keo theo dự án PAM với diện tích 5 ha. Đến nay, thu nhập bình quân từ rừng keo sau khi trừ chi phí còn lãi 90 triệu đồng/năm.
Vào vụ thu hoạch, gia đình ông tạo được việc làm cho hơn 10 lao động ở địa phương. Dù nay đã gần 70 tuổi, nhưng lão nông Nguyễn Văn Xích vẫn còn hăng say với công việc của mình. Đều đặn mỗi ngày, ông vượt 4 cây số để leo đồi chăm sóc rừng keo.
Để có tiền nuôi 7 đứa con ăn học, ông Xích miệt mài trên vùng đất cát. Ngoài 5 ha rừng trồng, với 6 sào đất chuyên trồng lúa, mỗi năm ông Xích SX 2 vụ, năng suất đạt 300kg/sào, gạo ăn mỗi bữa không phải lo, lại có thừa để chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ông Xích phát triển chăn nuôi tại nhà với đàn gà lên đến gần 100 con, 50 chim bồ câu, mỗi năm xuất bán 20 con heo thịt. Diện tích đất màu thì ông trồng sắn xen đậu phụng, sau khi trừ chi phí, ông thu về 40 triệu/năm.
Ngoài ra, ông còn sắm máy xay xát gạo phục vụ bà con trong vùng. Tổng hợp mọi nguồn, mỗi năm lão nông này thu về gần 200 triệu đồng, mức thu nhập không nhỏ đối với người dân vùng cát.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm 2014 đến nay, huyện Cao Lãnh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng các đê bao khép kín diện tích vườn với chiều dài trên 15,5km, tập trung tại các xã ven quốc lộ 30. Đến thời điểm này, các công trình trên đều cơ bản hoàn thành, bảo vệ hơn 5.000ha vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện.

Khi nước lũ ở đầu nguồn đổ về mạnh, nhiều nông dân tìm mua các loại cá giống để thả nuôi trong mùa lũ, nên hiện nay sức mua các loại cá giống ở huyện Tam Nông đang bắt đầu tăng mạnh.

Ngày 19/8, tại hội trường UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương có buổi làm việc với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ nội dung liên quan đến báo cáo công tác khuyến nông về ứng dụng công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (lúa, cây ăn trái, rau quả).

Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã thực hiện 1.791 cuộc tuyên truyền xây dựng NTM trong cán bộ hội; tuyên truyền ra hội viên, nông dân được 11.418 cuộc, với trên 276.976 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, các cấp hội cũng phát động trong hội viên đăng ký trở thành NDSXKDG, năm 2014 có gần 86.000 hội viên trong tỉnh đăng ký tham gia.

Tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, năm 2014, Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao triển khai mô hình nuôi ếch Thái Lan thương phẩm bằng lồng hở tại một số xã, thị trấn trong huyện. Bước đầu mô hình này cho kết quả khả quan.