Ông Trương Văn Nghiệp làm giàu nhờ trồng nhãn xuồng cơm vàng
Ông Nghiệp cho biết, Nhãn xuồng cơm vàng thích nghi với nhiều loại đất, tuổi thọ trên 30 năm. Bình quân mỗi công đất trồng khoảng 20 cây, khoảng cách mỗi cây từ 5 - 6m, có ưu điểm kháng được các bệnh và dễ đậu trái.
Đến thăm vườn nhãn của ông Nghiệp vào những ngày này, cả khu vườn cây đang sai trái trông rất bắt mắt. Ông Nghiệp bộc bạch: “Du khách đến đây chỉ cần ăn 1 trái trên 1 cây thôi là cũng ăn không xuể. Nhãn xuồng cơm vàng có ưu điểm trái to (từ 20 - 30 trái/kg), vỏ mỏng, cơm dày, thịt giòn, vị ngọt thanh. Bình quân mỗi công cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn trái, bán được giá từ 20 - 30 ngàn đồng/kg, thường được các thương lái đến mua tận vườn.
Ông Nghiệp còn tham gia nhiều phong trào, cuộc vận động do xã phát động. Ông thường xuyên cùng với chính quyền xã, ấp vận động bà con trong và ngoài xã đóng góp hàng trăm ngày công, hàng trăm triệu đồng làm công tác từ thiện, xã hội, xây dựng đường giao thông nông thôn. Riêng ông mỗi năm đều trích hàng chục triệu đồng từ tiền bán trái cây của gia đình để đóng góp xây dựng, sửa chữa cầu đường, nhà ở; giúp đỡ, tặng quà cho những trường hợp nghèo khó.
Từ những việc làm hiệu quả, thiết thực, ông Nghiệp đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen, Giấy chứng nhận, Bằng chứng nhận của các cấp. Nhiều năm liền ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Đặc biệt, vào tháng 6-2015 ông được bình chọn là nông dân tiêu biểu tham dự và phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết phong trào xây dựng giao thông nông thôn huyện Cai Lậy (giai đoạn 2010 - 2014) và được tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2011 - 2015 của huyện.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.
Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.
Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.
Vào những tháng mùa mưa, người dân khai thác nguồn cá non để bán ở các chợ. Còn mùa khô, khi nước trên các cánh đồng rút cạn thì cá nước ngọt tập trung ở các tuyến kênh, rạch mương, ao. Đây cũng là lúc người dân sử dụng các loại dụng cụ tự chế như cào điện, xiệc điện, các loại lưới có mắt lưới nhỏ, đặt vó… để đánh bắt nguồn cá này.