Ông Trương Văn Nghiệp làm giàu nhờ trồng nhãn xuồng cơm vàng

Ông Nghiệp cho biết, Nhãn xuồng cơm vàng thích nghi với nhiều loại đất, tuổi thọ trên 30 năm. Bình quân mỗi công đất trồng khoảng 20 cây, khoảng cách mỗi cây từ 5 - 6m, có ưu điểm kháng được các bệnh và dễ đậu trái.
Đến thăm vườn nhãn của ông Nghiệp vào những ngày này, cả khu vườn cây đang sai trái trông rất bắt mắt. Ông Nghiệp bộc bạch: “Du khách đến đây chỉ cần ăn 1 trái trên 1 cây thôi là cũng ăn không xuể. Nhãn xuồng cơm vàng có ưu điểm trái to (từ 20 - 30 trái/kg), vỏ mỏng, cơm dày, thịt giòn, vị ngọt thanh. Bình quân mỗi công cho thu hoạch khoảng 1,5 tấn trái, bán được giá từ 20 - 30 ngàn đồng/kg, thường được các thương lái đến mua tận vườn.
Ông Nghiệp còn tham gia nhiều phong trào, cuộc vận động do xã phát động. Ông thường xuyên cùng với chính quyền xã, ấp vận động bà con trong và ngoài xã đóng góp hàng trăm ngày công, hàng trăm triệu đồng làm công tác từ thiện, xã hội, xây dựng đường giao thông nông thôn. Riêng ông mỗi năm đều trích hàng chục triệu đồng từ tiền bán trái cây của gia đình để đóng góp xây dựng, sửa chữa cầu đường, nhà ở; giúp đỡ, tặng quà cho những trường hợp nghèo khó.
Từ những việc làm hiệu quả, thiết thực, ông Nghiệp đã nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen, Giấy chứng nhận, Bằng chứng nhận của các cấp. Nhiều năm liền ông đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Đặc biệt, vào tháng 6-2015 ông được bình chọn là nông dân tiêu biểu tham dự và phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết phong trào xây dựng giao thông nông thôn huyện Cai Lậy (giai đoạn 2010 - 2014) và được tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2011 - 2015 của huyện.
Related news

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.