Ông thần chế tạo máy của thôn Thượng Trạch
Anh Bùi Văn Phụng (trái) đào tạo nghề đồng thời tạo việc làm cho 10 lao động địa phương.
Sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em, tuổi thơ của anh Phụng lam lũ với ruộng đồng.
Tốt nghiệp THPT, anh Phụng đành gác lại ước mơ làm kỹ sư cơ khí, ở nhà phụ cha mẹ việc đồng áng và làm bún truyền thống.
Năm 1990, trong một lần vào thành phố Đà Nẵng với ý định tìm mua máy sản xuất bún, anh Phụng thấy máy sản xuất bún của cửa hàng có nguyên lý hoạt động đơn giản.
“Sau khi nghiên cứu kỹ, tôi chỉ mua bộ phận cối đánh bột mang về, còn lại tự mày mò, chế tạo” – anh Phụng chia sẻ.
Đối với người chưa qua một trường lớp cơ khí, điện máy nào thì việc lắp ráp được một chiếc máy không hề đơn giản.
Một tuần, anh Phụng đã lắp ráp được hình hài của máy nhưng máy không hoạt động.
Đến khi máy hoạt động thì sợi bún làm ra không đẹp… Cứ thế, gần 1 tháng tháo ra, lắp vào, rồi cải tiến theo ý của mình, cuối cùng chiếc máy sản xuất bún bán tự động của anh Phụng mới “chạy ngon”, cho ra những sợi bún đẹp mềm mại.
Ông Nguyễn Hữu Bình - hộ sản xuất bún lớn nhất xã Triệu Sơn cho biết, xã có truyền thống làm bún hàng trăm năm nay.
Trước đây làm bún thủ công phải qua nhiều công đoạn, từ xay, vắt bột… đến khi ép ra sợi bún phải vã mồi hôi suốt 5 ngày.
Còn làm bằng máy của anh Phụng, chỉ cần 1 ngày là có thể sản xuất ra sợi bún ngon, đẹp mắt hơn.
Tiếp nối thành công, đến năm 2000, sau nhiều năm nghiên cứu, lắp ráp, anh Phụng hoàn thiện chiếc máy sản xuất bún liên hoàn có công suất 120-200kg/giờ.
Cũng năm đó, anh Phụng cho ra đời thêm máy sản xuất bánh ướt liên hoàn công suất 60-80kg/giờ.
Các loại máy xay bột búa đập công suất 400kg/giờ, máy đánh và cán bột, thùng ép bột, máy vo gạo… được anh Phụng lần lượt cho ra đời.
Năm 2005, gia đình anh Phụng làm nghề xay xát lúa.
Từ đó anh hình thành ý tưởng làm một dây chuyền xay lúa hiện đại, năng suất cao.
Nghĩ là làm, sau 5 năm vắt chất xám, đổ mồ hôi làm việc, dây chuyền xay lúa do chính tay anh Phụng nghiên cứu, lắp ráp đã đi vào hoạt động, công suất 1-2 tấn/giờ.
Với thế máy hoạt động năng suất cao mà ít tốn công sức người vận hành nên sản phẩm của anh Phụng được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đặt mua.
Bình quân, mỗi năm gia đình anh Phụng có thu nhập trên 100 triệu đồng từ xưởng sản xuất cơ khí cũng như xay xát lúa, cung cấp gạo làm bún, bánh ướt...
Có thể bạn quan tâm
Nhật Bản là thị trường NK cua ghẹ lớn thứ 3 của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Nhật Bản chiếm 17,4% tổng giá trị XK cua ghẹ của Việt Nam, tăng so với mức 14,8% của cùng kỳ. Trong nửa đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang thị trường này đạt 8,329 triệu USD, tăng 28,7%.
Huyện Hoài Ân (Bình Định), nơi được mệnh danh là vựa heo của miền Trung đang bao trùm không khí ảm đạm. Bởi lẽ từ đầu năm đến nay giá heo liên tục tuột giá, người chăn nuôi méo mặt.
Gần 2 tháng qua, nhiều tàu đánh của ngư dân thôn Hòa An, xã Xuân Hòa (TX Sông Cầu, Phú Yên) cập bến, tàu nào cũng đầy ắp cá cơm sắn.
Mấy năm trở lại đây, các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị đã xuất hiện ngày càng nhiều và phát triển mạnh ở “đất thép” Củ Chi (TP. HCM).
Nikkei Asian Review (tờ báo nổi tiếng với lượng phát hành lớn của Nhật Bản) phát hành hôm 7/8 trích dẫn thông tin Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) cho biết nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh.