Ông Ngọc bao đồng giỏi làm, giỏi vận động
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn thanh long rộng 8ha, ông Ngọc cho biết, mỗi năm thu nhập của ông khoảng 2 tỷ đồng. “Tôi đi lên từ nghề nông bằng hai bàn tay trắng. Tôi sản xuất đủ thứ vật nuôi, cây trồng, cơ cực lắm mới có được ngày hôm nay” - ông Ngọc thổ lộ.
Ông Ngọc đang ấp ủ “GAP hóa” vườn thanh long. Theo đó, sắp tới ông chỉ sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Việc ông Ngọc thành công với cây thanh long và trở thành tỷ phú khiến người dân địa phương rất khâm phục.
Trong thời gian tham gia Ban chấp hành Hội ND xã Hưng Thịnh, ông Ngọc đã vận động nông dân hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sản xuất kinh tế giỏi, xây dựng nông thôn mới... “Ý thức được mình là cán bộ, hội viên nòng cốt của Hội, tôi đã vận động gia đình và người dân đi đầu trong các phong trào”- ông Ngọc nói.
Hiện ở ấp Bàu Cá đã hình thành con đường đá rộng 8m, dài 1.500m do ông Ngọc và người dân chung tay làm nên. Trước đây, chính quyền địa phương cũng đã dự định nâng cấp con đường này, nhưng thấy dân chưa đồng tình nên đành thôi. Khi nghe ông Ngọc nói sẽ triển khai mở rộng con đường này và trồng trụ kéo điện, hơn chục hộ dân sống dọc con đường đồng thanh phản đối vì sợ mất đất, tài sản... “Tôi phải đi vận động bà con vì lợi ích chung đưa đường, đưa điện vào xóm ấp để dân tiếp cận với văn minh”- ông Ngọc thổ lộ.
Bằng nỗ lực kiên trì vận động và uy, ông Ngọc đã cùng người dân mở đường và kéo điện chạy dọc con đường này. Từ chỗ người dân chỉ có đường mòn để đi, giờ đây bà con đã có con đường rộng thênh thang vận chuyển nông sản dễ dàng. Đường điện kéo đến thắp sáng tận các nhà. Những hộ nông dân nghèo quá, ông Ngọc còn trả tiền điện thay.
Làm Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng thanh long ruột đỏ xã Hưng Thạnh, ngoài việc kết nối doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con trồng thanh long, ông Ngọc còn hỗ trợ nông dân hàng chục ngàn hom giống, hiến tặng 1.000m2 đất để chung sức xây dựng chương trình nông thôn mới. Ông và gia đình còn ủng hộ kinh phí cho địa phương xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây tặng 5 sân cầu lông...
Có thể bạn quan tâm
Trong thời điểm hạn, mặn gay gắt, nhưng việc triển khai trồng khảo nghiệm và trình diễn những loại giống lúa có phẩm chất tốt trên địa bàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang khá khả quan, được xem là một tín hiệu vui. Trong đó, giống OM 3673 nổi trội với khả năng thích ứng đất phèn và chống chịu thời tiết khắc nghiệt.
Sau 5 năm gắn bó với nghề nuôi ong, đến nay gia đình anh Nguyễn Văn Sơn ở xóm Khe Hương, xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn (Nghệ An) có hơn 300 thùng ong, mỗi năm thu hoạch 30 tấn mật ong.
Nuôi gà kiếm tiền đã khó, nuôi “gà khủng” – đà điểu như Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) thì ít ai dám. Sau mấy năm chật vật, giờ đây, anh Trung đã có thể nhàn nhã ngồi ngắm đà điểu và đếm tiền.