Nuôi gà khủng, nhàn nhã đếm tiền
Bén duyên với đà điểu
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà 3 tầng khang trang, anh Nguyễn Văn Trung nói: “Có được cơ ngơi như ngày hôm nay là nhờ cả vào nghề nuôi đà điểu. Nghề này đến với tôi như một cái duyên”.
Đầu những năm 2000, khi anh Trung còn làm thợ xây có nhận thi công một số hạng mục công trình của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Hà Nội). Những ngày làm việc tại đây, biết đến giống đà điểu, anh Trung rất thích thú và quyết định tìm hiểu kỹ về chúng.
Từ việc cung ứng hơn 500 con giống đà điểu cho bà con và xuất bán hơn hơn 40 tấn thịt đà điểu thương phẩm, anh Trung có doanh thu trên 5 tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2007, anh quyết định bỏ ra cả hơn trăm triệu đồng mua 50 con giống đà điểu tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi. “Khi nghe tôi vay mượn tiền mua đà điểu về nuôi, ai cũng ngăn cản. Mọi người bảo, đà điểu là vật nuôi xa lạ, chưa có kinh nghiệm không nên mạo hiểm” - anh Trung nhớ lại.
Sau 1 năm đầu tư chăn nuôi, anh Trung thấy trong tất cả các con vật, nuôi đà điểu là nhàn nhất. Đà điểu dễ nuôi, lớn nhanh, không có dịch bệnh thức ăn chủ yếu là rau cỏ, ngô, thóc... Một lao động có thể chăm sóc 200 con đà điểu. Theo anh Trung, khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ là đầu ra sản phẩm. “Tôi nuôi đà điểu với số lượng nhiều nên rất khó bán. Thời điểm ấy, thịt đà điểu như thứ đặc sản xa xỉ nên ít người dám ăn. Đến ngày xuất thì không bán được, nhưng hàng ngày vẫn phải cho chúng ăn. 2 năm đầu tôi lỗ nặng”- anh Trung chia sẻ.
Chào hàng bằng sản phẩm
Đi chào mời khách mua đà điểu không được, sau nhiều đêm trăn trở suy nghĩ, anh Trung quyết định mở cửa hàng thịt đà điểu ở Tỉnh lộ 87A, đoạn qua xã Tản Lĩnh để chủ động tiêu thụ sản phẩm. “Lúc đầu khách hàng chủ yếu là người quen, về sau càng đông khách bởi thịt đà điểu tươi ngon, dễ chế biến món ăn nên rất nhiều người ưa chuộng. Tình thế trở nên đảo ngược. Trại đà điểu của tôi không đủ cung cấp bán ra thị trường”- anh Trung vui vẻ kể.
Lúc này ở miền Bắc có rất ít người nuôi đà điểu, anh Trung phải lặn lội vào tận miền Trung và miền Nam mua đà điểu thương phẩm về thịt bán. Thấy cứ thế mãi không ổn, anh bèn vận động bà con cùng nuôi đà điểu. Cuối năm 2009, anh nhập con giống 1 ngày tuổi từ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi 2 tháng, đà điểu được anh tiêm phòng đầy đủ rôi mới cung ứng giống cho các trang trại quanh vùng và nhiều tỉnh thành phía Bắc.
Để bà con tránh rủi ro, thất thoát trong chăn nuôi, anh Trung chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi đà điểu cho họ. Đồng thời, anh nhận bao tiêu sản phẩm cho tất cả các hộ chăn nuôi đà điểu nhập giống từ trang trại nhà mình. Anh Trung cho biết, bản năng giống đà điểu là 70% gia cầm và 30% gia súc. Khi đã đạt trọng lượng từ 30kg trở lên, khả năng chịu đựng với những tác động ngoại cảnh của chúng rất tốt.
“Tuy nhiên, để nuôi đà điểu như một nghề với mong muốn mang lại lợi nhuận cao là điều không dễ dàng cho những hộ nông dân thiếu thông tin và kỹ thuật nuôi. Đà điểu rất ít mắc bệnh, nhưng rất sợ tiếng ồn nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng (dài 80-100m). Nền sân không cần lát gạch mà là nền cát để đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy. Tính đà điểu rất hiếu động, tò mò, chúng mổ bất cứ thứ gì mà chúng thấy dẫn đến tắc ruột và chết, vì vậy cần nhặt sạch các dị vật trong chuồng nuôi...”- anh Trung tiết lộ.
Có thể bạn quan tâm
Theo các đại lý kinh doanh cà phê trong tỉnh Đồng Nai, giá cà phê các đại lý mua vào từ nông dân dao động 34,5 - 35 ngàn đồng/kg, tăng từ 4 - 4,5 ngàn đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 2-2016. Giá cà phê trong nước tăng là do cà phê trên thế giới tăng mạnh.
Trong thời điểm hạn, mặn gay gắt, nhưng việc triển khai trồng khảo nghiệm và trình diễn những loại giống lúa có phẩm chất tốt trên địa bàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang khá khả quan, được xem là một tín hiệu vui. Trong đó, giống OM 3673 nổi trội với khả năng thích ứng đất phèn và chống chịu thời tiết khắc nghiệt.
Không những được biết đến là một ND có nhiều năm tâm huyết sản xuất lúa giống, ông Từ Bá Đạt - hội viên Hội ND ấp Mỹ Bình, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú (An Giang) còn được người dân trong vùng mệnh danh là “vua giống nếp”. Bởi ông là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo thành công giống nếp thơm đặc sản.