Xuất khẩu sữa ong chúa sang Mỹ, kiếm tỷ đồng mỗi năm
Anh Nguyễn Văn Sơn, chủ trại ong tại xóm Khe Hương, xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, chia sẻ: Khởi nghiệp gia đình nuôi 100 tổ, sau thấy hiệu quả nên nhân rộng lên 300 tổ. Nghề nuôi ong mật không khó, chỉ cần học hỏi, đúc rút kinh nghiệm ngay trong quá trình nuôi và biết tận dụng nguồn nguyên liệu từ cây rừng.
Tuy nhiên, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra, quan sát diễn biến của đàn ong trong từng thời điểm để có cách chăm sóc phù hợp. Khó khăn nhất trong việc nuôi ong là làm sao giữ được đàn ong trong thời gian mưa rét để nhân giống cho vụ sau.
Nhờ học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt quy luật hoạt động của đàn ong, nhất là tìm kiếm nguồn cây, hoa lấy mật phù hợp trong từng giai đoạn, anh đã đầu tư hàng trăm triệu đồng thuê phương tiện, nhân công vận chuyển đàn ong di cư vào Nam nên đàn ong không ngừng sinh sôi, phát triển và giúp anh có nguồn thu khá ổn định. Tổng doanh thu từ trại ong mỗi năm xấp xỉ 3 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí, lãi ròng đạt hơn 1 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là nguồn mật khai thác hoàn toàn tự nhiên, có chất lượng tốt.
Anh Sơn (người mặc áo sọc) cùng công nhân khai thác mật ong.
Bên cạnh đó, anh còn sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để khai thác sữa ong chúa, một sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho phụ nữ. Đến nay, các sản phẩm mật ong, sữa ong chúa, sáp ong của gia đình anh không chỉ cung ứng thị trường trong nước mà còn xuất bán sang thị trường các nước Đức, Mỹ, Lào, Thái Lan. Từ nghề nuôi ong cũng đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động tại địa phương.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Sơn còn thường xuyên phổ biến kinh nghiệm, sẵn sàng cung cấp giống ong và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho những người có nhu cầu, góp phần thúc đẩy phong trào nuôi ong trên địa bàn Nam Đàn. Đặc biệt vài năm gần đây, diện tích vườn đồi trên địa bàn huyện từng bước được phủ xanh, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong như: keo tràm; vải, nhãn, chanh, bưởi…nên tỷ lệ hộ nuôi thành công ngày càng nhiều và việc nhân đàn ong tăng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ các trại chăn nuôi heo ở Hàm Tân, Đức Linh (Bình Thuận) cho biết giá heo ở trại chăn nuôi đã lên đến 46.000 - 48.000 đồng/kg, tăng 6.000 - 7.000 đồng/kg so với ba tháng trước. Theo giới kinh doanh, sở dĩ giá heo tăng cao là do hầu hết hộ chăn nuôi nhỏ trong, ngoài tỉnh đã xuất heo bán trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, phục vụ trang trải, mua sắm cuối năm; lượng cung đang ít đi, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo sạch tăng cao.
Theo các đại lý kinh doanh cà phê trong tỉnh Đồng Nai, giá cà phê các đại lý mua vào từ nông dân dao động 34,5 - 35 ngàn đồng/kg, tăng từ 4 - 4,5 ngàn đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 2-2016. Giá cà phê trong nước tăng là do cà phê trên thế giới tăng mạnh.
Trong thời điểm hạn, mặn gay gắt, nhưng việc triển khai trồng khảo nghiệm và trình diễn những loại giống lúa có phẩm chất tốt trên địa bàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang khá khả quan, được xem là một tín hiệu vui. Trong đó, giống OM 3673 nổi trội với khả năng thích ứng đất phèn và chống chịu thời tiết khắc nghiệt.