Một Xã Thu 10 Tỷ Đồng Từ Ớt Xuất Khẩu

Ngày 2.4, ông Lê Xuân Mận- Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Định Liên, huyện Yên Định (Thanh Hóa), cho biết: Vụ đông xuân (2013-2014), xã Định Liên thu được khoảng 10 tỷ đồng từ mô hình trồng ớt xuất khẩu.
Cũng theo ông Mận, vụ đông- xuân vừa qua, xã Định Liên trồng 30ha ớt xuất khẩu. Sau gần 2 tháng chăm sóc, bà con bắt đầu thu hoạch ớt (quả xanh), với giá 8.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian (đầu tháng 1.2014), giá ớt xuất khẩu đột nhiên tăng lên 40.000 đồng/kg, mà nông dân vẫn không có hàng để bán.
Theo hạch toán của người trồng ớt, mỗi ha ớt bà con đầu tư hết khoảng 40 triệu đồng, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 5- 6 tháng, năng suất đạt từ 24-25 tấn/ha. Như vậy, mỗi ha ớt xuất khẩu, bà con thu về khoảng hơn 300 triệu đồng (cao gấp 5 lần trồng lúa). Được biết, giống ớt bà con trồng là loại giống lai số 7 của Trung Quốc, thị trường cung cấp chủ yếu là Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.