Ổn Định Kinh Tế Gia Đình Từ Bò Sữa
Khởi nghiệp chỉ với hai con bò sữa, thời gian đầu, gia đình anh Lương Văn Thiết ngụ tại phường Bình Hòa (TX.Thuận An, Bình Dương) đã gặp không ít khó khăn và tưởng chừng như phải dừng lại niềm đam mê nuôi bò sữa. Nhưng bằng tấm lòng yêu nghề, vượt lên mọi điều kiện khó khăn, đến nay anh đã có được một trang trại bò sữa khá thành công.
Với niềm đam mê nuôi bò sữa được ấp ủ từ lâu, nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn không cho phép anh mở một trang trại bò sữa với quy mô lớn ngay từ đầu. Nhưng để thỏa sức đam mê, anh Thiết đã xoay xở khắp mọi nơi vay mượn mua được hai con bò sữa. Thời gian đầu khó khăn, lại không có nhiều kinh nghiệm, đã có lúc anh tưởng mình phải dừng “cuộc chơi”. Cho đến năm 2003, số bò sữa mà anh đầu tư ngày một lớn. Nhưng không may lúc này thị trường sữa gặp phải rủi ro, nhà máy thu mua giá thấp, giá nguyên liệu tăng cao, khiến cho nhiều hộ dân nuôi bò sữa phải sống trong cảnh bấp bênh. Anh Thiết tâm sự với chúng tôi: “Vào khoảng năm 2006, thị trường sữa Việt Nam gặp phải một số khó khăn, hầu hết các hộ gia đình nuôi bò sữa đều bỏ cuộc. Lúc đó gia đình tôi cũng tính bán hết số bò đi để gỡ lại vốn, nhưng vì giá bán quá rẻ nên đành phải nhắm mắt “liều một phen” xem sao”.
Nghĩ là làm, mặc cho rủi ro kéo đến, anh Thiết quyết định giữ lại toàn bộ số bò. Thời gian này, hai vợ chồng anh phải thay nhau, người thì đi cắt cỏ, người thì đi học về cách chăm sóc, cũng như phòng chống bệnh cho bò sữa. Hàng năm, bộ phận thú y của phường đến tiêm phòng 2 lần, đồng thời cũng thực hiện phương pháp gieo tinh cho bò sữa.
Tính trung bình, một ngày đàn bò sữa của anh tiêu thụ hết 700 kg cỏ tươi. Ngoài ra, trước khi thực hiện công đoạn vắt sữa, anh phải cho chúng ăn cám. Cho đến bây giờ, kinh tế gia đình anh đều nhờ vào 18 con bò sữa. Cứ một ngày, bình quân đàn bò của anh cho khoảng 255 kg sữa, tương đương với 4 triệu đồng.
Với thu nhập trên, gia đình anh Thiết đã vượt qua khó khăn về kinh tế. Cho đến giờ, anh vẫn tiếp tục đầu tư thêm về chuồng trại cũng như tăng thêm số lượng đàn bò của mình. Anh nói: “Mấy năm gần đây nhờ có đàn bò mà kinh tế gia đình bớt eo hẹp, sắp tới đây, tôi dự tính sẽ vay thêm vốn để mở rộng quy mô, nhân rộng hơn nữa mô hình chăn nuôi của mình”.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Cách đây 7 năm, do giá nhãn tiêu quế bấp bênh nên nông dân Nguyễn Văn Tân đã quyết định đốn bỏ vườn nhãn đang trong thời kỳ xanh tốt và cho trái sai để thay thế bằng cây sầu riêng. Điều đó đã làm cho nhiều hộ ở ấp Sơn Phụng, xã Sơn Định (Chợ Lách - Bến Tre) - nơi ông sinh sống không khỏi ngạc nhiên. Những kết quả hôm nay đã chứng minh rằng: năng động và nhạy bén là một trong những yếu tố quan trọng để đi đến thành công.
Theo thông tin từ Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, từ đầu vụ vải thiều đến nay, có khoảng 7.200 tấn vải sớm được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế này.
Quan sát vườn cam Canh, nói đúng hơn là đồi trồng cây ăn quả các loại rộng hơn 1ha của gia đình Chỉnh, chúng tôi thấy anh sắp xếp rất khoa học. Phần diện tích trên dốc cao anh trồng vải U Hồng, giống vải chín sớm, có chất lượng thơm ngon; phần dưới chân đồi anh dành để trồng cam Canh, cùng bưởi Diễn, cam Vinh
Vườn thanh long ruột đỏ trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP của gia đình anh Nguyễn Đình Lưu chuẩn bị cho ra trái vụ mới.