Khẩn Trương Gieo Cấy Lúa Mùa
Vụ mùa 2013, huyện Lâm Bình kế hoạch gieo cấy 1.513 ha, trong đó có 986,4 ha lúa lai. Các xã có nhiều diện tích là Thượng Lâm 315 ha, Lăng Can 273 ha, Thổ Bình 214 ha… Huyện phấn đấu đạt năng suất lúa bình quân 52,9 tạ/ha; sản lượng đạt trên 8.000 tấn. Đến đầu tháng 7, các địa phương trong huyện đang gấp rút cấy nốt trà chính vụ, chuyển sang cấy trà muộn và phấn đấu cấy xong trước ngày 20-7 bằng các giống lúa thuần ngắn ngày..
Thực hiện hỗ trợ giống lúa cho hộ nghèo theo quyết định của Chính phủ, đến nay đã có 24.672kg lúa lai đã được các cơ quan chuyên môn cung ứng cho bà con, gồm các giống TG1 (19.620kg), Hoa ưu (3.915 kg), Bắc ưu 903 (41kg), LS1 (720kg), Việt lai 20 (376 kg); các giống lúa thuần 2.710kg. Toàn huyện đã gieo được hơn 55 tấn mạ, trong đó lúa lai hơn 32 tấn; lúa thuần 23 tấn. Để đạt năng suất, sản lượng kế hoạch, huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung vào những diện tích có điều kiện đầu tư thâm canh cao; bố trí các giống lúa lai và mở rộng diện tích các giống lúa thuần chất lượng cao để từng bước nâng cao giá trị của sản phẩm.
Ông Quan Văn Phùng, Chủ tịch UBND xã Thượng Lâm cho biết, bước vào đầu vụ, bà con trong xã đã được cán bộ khuyến nông tuyên truyền, hướng dẫn thu gom, ủ phân chuồng, phân xanh để bón lót nhằm giảm chi phí mua phân bón, sử dụng phân bón viên nén dúi sâu áp dụng cho những chân ruộng đủ điều kiện. Xã còn tích cực đôn đốc bà con nông dân huy động lao động, máy móc để khẩn trương làm đất ngay sau khi thu hoạch xong lúa xuân; chỉ đạo áp dụng các biện pháp gieo mạ sân, gieo mạ trên nền đất cứng, mạ dày xúc; những ruộng thuận lợi về nước tưới áp dụng biện pháp gieo sạ bằng giàn kéo tay.
Cơ quan chức năng huyện đã và đang tổ chức kiểm tra, đôn đốc các Ban quản lý công trình thủy lợi cấp xã tăng cường quản lý khai thác, duy tu bảo dưỡng các công trình, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước tưới phục vụ sản xuất; quản lý tốt nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nước tưới; vận hành hiệu quả và an toàn trong mùa mưa lũ, đồng thời kiểm tra những hư hỏng sau mưa lũ để có các biện pháp khắc phục.
Những ngày cuối tháng 6, trời nắng như đổ lửa nhưng không vì thế mà ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất vụ mùa của bà con nông dân huyện Chiêm Hóa. Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Chiêm Hóa Ma Thị Tơ cho biết: Vụ mùa năm 2013, huyện có kế hoạch gieo cấy 5.577,6 ha lúa. Đến nay, bà con nông dân trong huyện đã hoàn thành 100% diện tích. Năm nay, những giống lúa đem lại năng suất cao mọi năm như Tạp giao 1 hay Đại Dương, Khang Dân... vẫn chiếm chủ yếu, một phần nhỏ diện tích bà con nông dân đưa những giống mới vào trồng thử nghiệm.
Ông Nguyễn Văn Từng ở thôn Đồng Quang, xã Tân Thịnh cho biết: “Ngay sau khi thu hoạch xong lúa vụ xuân, gia đình tôi đã tiến hành làm đất, chuẩn bị phân bón, bừa kỹ và tổ chức cấy đổi công. Nhờ thế đến nay gia đình tôi đã hoàn tất gieo cấy lúa vụ mùa...”. Cách làm đổi công hoặc huy động anh em, bạn bè như gia đình nhà ông Từng là một cách làm linh hoạt để việc cấy lúa hoàn thành đúng tiến độ trong khung thời vụ tốt nhất. Theo thống kê của UBND xã Tân Thịnh, bà con nông dân các thôn đã hoàn thành 100% kế hoạch cấy lúa từ 2-6.
Hòa Phú một trong những xã luôn đi đầu trong huyện Chiêm Hóa về sản xuất nông nghiệp, việc làm vụ mùa khá thuận lợi nên đến nay, 262 ha lúa vụ mùa của xã đã được cấy xong, nhiều diện tích lúa đã lên xanh bà con đang bước vào giai đoạn chăm sóc lúa. Bà con đang tập trung nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, không để chân ruộng nào thiếu nước.
Để chủ động nguồn nước tưới, huyện Chiêm Hóa đã huy động lực lượng đoàn viên thanh niên, người dân nạo vét, tu sửa những mương dẫn nước, công trình thủy lợi trọng điểm của huyện. Một số công trình thủy lợi lớn như: Đập Nà Tranh (Ngọc Hội), hồ Noong Mò (Phúc Sơn), đập Pang Mo (Hòa An)... lượng nước còn khá nhiều, sẵn sàng cung cấp nước tưới cho hàng trăm ha lúa và cây màu. Bên cạnh đó, còn một số đập nhỏ, phai đập tại các xã đã được tích nước sẵn từ những cơn mưa lớn trước đó là nguồn duy trì nước tưới cho đến cuối vụ đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
Huyện Chiêm Hóa đã hoàn thành cấy lúa vụ mùa trước ngày 5-7 theo đúng kế hoạch. Ngoài cây lúa, vụ này huyện phấn đấu trồng 964 ha ngô, trên 750 ha lạc và 169 ha đậu tương... Những diện tích này đang được làm đất, chuẩn bị sẵn giống để tiến hành gieo giống trong tháng này.
Có thể bạn quan tâm
Cty cũng đã giải quyết chế độ chính sách, chăm lo đời sống công nhân chu đáo: Nộp BHXH, BHYT, BHTN trên 147 tỷ đồng; giải quyết gần 59 tỷ đồng tiền ăn giữa ca; chi trả chế độ chính sách lao động nữ 1,65 tỷ đồng; nâng bậc lương cho 798 người; phòng hộ lao động 11,37 tỷ đồng; bồi dưỡng độc hại gần 37 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Lâm Đồng là tỉnh đạt khá trong xây dựng NTM. Đáng lưu ý, Lâm Đồng là tỉnh có thế mạnh đặc biệt về NNCNC, có thể nói là tỉnh dẫn đầu trong cả nước về NNCNC hiện nay.
Đối với các vùng nguyên liệu trọng điểm của nhà máy, đơn vị hỗ trợ cho mượn mì giống, mượn vốn để SX; đến khi nông dân thu hoạch, Cty sẽ bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý theo giá thị trường. BDSTAR cũng đã cam kết thực hiện ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu với nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Anh Huỳnh Bửu Hiệp, chủ vựa xoài Hiệp Dân, cho biết: “Hiện tại, nhu cầu nhập xoài từ Trung Quốc đang tăng mạnh. Các loại xoài xuất sang thị trường này chủ yếu như Thanh Ca, Úc, Đài Loan, keo, trong đó, xoài Thanh Ca và keo là mặt hàng chủ lực”.
Ông Nguyễn Thanh Thủy, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (Trà Ôn, Vĩnh Long) nói: Nếu như trước đây thu hoạch 2 ha lúa xong là tiến hành đốt đồng, còn năm nay thì rơm được thương lái ở Trà Vinh sang thu mua hết. Ruộng gần đường xe tải đến được thì 1 ha rơm bán được 1 triệu đồng, đồng xa lộ lớn giá 800.000đ/ha.