Nuôi vịt - cá an toàn sinh học
Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh đã xây dựng mô hình nuôi vịt đẻ trứng kết hợp nuôi cá theo hướng an toàn sinh học.
Mô hình hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn cho 2 hộ nông dân ở ấp Ngãi Trung, xã Tập Ngãi và khóm 5, thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần với quy mô 1.010 con vịt giống bố mẹ TC 1 ngày tuổi. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên tập huấn, hướng dẫn áp dụng quy trình an toàn sinh học trong suốt giai đoạn nuôi.
Đánh giá kết quả mô hình qua 6 tháng nuôi cho thấy, tỷ lệ hao hụt rất thấp ở mức 2%, chủ yếu là ở giai đoạn úm. Tỷ lệ vịt chuyển qua giai đoạn đẻ đạt trên 87%, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên đạt 18 tuần tuổi, trọng lượng khi chuyển qua giai đoạn đẻ trung bình từ 1,2 - 1,4 kg/con; trọng lượng trứng đạt trên 50gr.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Kiều, chủ hộ thực hiện mô hình cho biết: “Giống vịt chuyên trứng TC có sức kháng bệnh cao hơn giống vịt địa phương, khả năng tự săn mồi rất tốt. Hiện vịt đang ở giai đoạn đẻ tỷ lệ đạt 50%, giá trứng bán từ 2.000 – 2.200 đồng/quả, mỗi ngày thu lãi từ 100.000 – 120.000 đồng. Ước tính lợi nhuận sau 18 tháng nuôi đạt 58 - 64 triệu đồng”.
Chị Kiều Thị Trúc Linh, chủ hộ thực hiện mô hình chia sẻ, nuôi vịt kết hợp với nuôi cá sẽ tận dụng được phân vịt là thức ăn cho các động vật thuỷ sinh khác tồn tại và phát triển, sau đó các động vật thuỷ sinh lại trở thành thức ăn cho cá. Vịt bơi lội, lặn hụp làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước giúp cho cá có đủ lượng oxy cần thiết trong quá trình hô hấp, bảo đảm quá trình trao đổi chất bình thường, không phải dùng sức người hoặc máy khuấy mặt nước. Thức ăn dư thừa, vương vãi của vịt đưa xuống ao làm thức ăn cho cá. Sau một lứa nuôi ngoài lợi nhuận từ đàn vịt đẻ, chị có thể thu thêm cá nên mang về lợi nhuận đáng kể.
Theo anh Trần Văn Đức, Phó Chủ tịch xã Tập Ngãi, do giống vịt bố mẹ TC là giống thuần nên khả năng cho năng suất trứng rất cao. Đồng thời mô hình nuôi kết hợp vịt và cá tận dụng được nguồn thức ăn nên giảm được giá thành sản phẩm. Mô hình góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi cũ lạc hậu sang chăn nuôi tập trung cải tiến có sự quản lý. Mô hình giúp nâng hiệu quả kinh tế, không gây ô nhiễm môi trường, tránh sự rủi ro của việc nuôi thả lan (chạy đồng không kiểm soát).
Có thể bạn quan tâm
Cá chép giòn có thể là đối tượng nuôi có tiềm năng rất lớn cho nông dân nuôi cá lồng bè cả về hiệu quả kinh tế lẫn đầu ra cho sản phẩm.
Giống là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến sản lượng và chất lượng của các vụ nuôi. Hiện nay, việc kiểm soát nguồn giống đã được tiến hành
Từ 7,2 tỷ người, tới năm 2050, dân số toàn cầu sẽ tăng lên 9,6 tỷ người; đồng nghĩa nhu cầu lương thực tăng lên 30%. Nuôi trồng thủy sản (NTTS) sẽ đem lại nguồn