Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Bột côn trùng - bột cá mới

Bột côn trùng - bột cá mới
Tác giả: Mi lan (Theo Aquafeed)
Ngày đăng: 19/01/2018

Từ 7,2 tỷ người, tới năm 2050, dân số toàn cầu sẽ tăng lên 9,6 tỷ người; đồng nghĩa nhu cầu lương thực tăng lên 30%. Nuôi trồng thủy sản (NTTS) sẽ đem lại nguồn lương thực cho lượng dân số này. Nhưng trước hết, cần tìm ra nguồn protein mới có khả năng thay thế bột cá.

Nút thắt “bền vững”

Những nghiên cứu về sử dụng côn trùng làm nguồn dinh dưỡng cho vật nuôi đã được thực hiện từ những năm 1970. Nhưng do nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế mà tới nay, ruồi lính đen mới được sử dụng như một nguồn protein thay thế.

Ngân hàng Thế giới đã dự báo sản lượng thủy sản nuôi sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2050. Trong khi, một diễn biến bất lợi khác lại xảy ra đó là sự suy giảm nguồn lợi thủy, hải sản đại dương đáng báo động; dẫn đến sự tăng vọt của giá cả hàng hóa thủy, hải sản, đặc biệt là bột cá. Khi ngành NTTS bùng nổ, thì việc tìm ra một nguồn protein bền vững và có khả năng thay thế là điều cần thiết.

Thị trường thức ăn thủy sản toàn cầu là một phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong ngành nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi nói chung. Có rất nhiều yếu tố dẫn tới sự thay đổi này nhưng động lực chính từ sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng theo xu hướng giàu đạm hơn, chủ yếu là nguồn thực phẩm đạm động vật tại những quốc gia giàu có. Đây cũng là nguyên nhân làm ngành NTTS bùng nổ, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm giàu đạm. Do đó, việc lệ phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như đậu tương hay bột cá tại một số quốc gia NTTS là điều khó tránh. Đây cũng là nút thắt lớn của sự phát triển ngành NTTS bền vững.

Anne Deguerry, Giám đốc Marketing tại Entofood, Maylaysia khẳng định: “Công nghệ sinh học côn trùng mang lại một mô hình làm kinh tế khá thú vị, tạo ra nguồn protein dồi dào và dễ sử dụng”. Côn trùng được nuôi dưỡng trong môi trường được kiểm soát bằng những nguồn nguyên liệu thức ăn tươi sống có khả năng truy xuất được nguồn gốc. Đây cũng là những nguồn nguyên liệu không cạnh tranh với nguồn dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm và con người. Ví dụ, nguồn thức ăn nuôi dưỡng ruồi lính đen thường được tận dụng từ những phụ phẩm hoặc rác thải nông nghiệp. Thức ăn còn thừa tại trại nuôi ruồi cũng được sử dụng làm phân bón hữu cơ. Quy trình sản xuất ấu trùng ruồi lính đen rất đơn giản, không tốn diện tích đất và nguồn nước.

Công ty Entofood được thành lập tại Malaysia năm 2012 để nuôi ruồi lính đen; côn trùng nhiệt đới trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Bột côn trùng nguyên chất hoặc khử béo do Entofood sản xuất đã được thử nghiệm thành công trên gia cầm (gà thịt, gà đẻ), cá (cá giò, cá hồi, cá rô phi, cá mú) và tôm (tôm thẻ chân trắng và tôm he).

Tiềm năng

Để đánh giá tiềm năng của bột côn trùng nguyên chất hoặc khử béo, các nhà nghiên cứu tại Entofood đã thực hiện nhiều thử nghiệm trên các đối tượng nuôi sau đây:

Tôm thẻ chân trắng (P.vannamei): Tôm nuôi trong điều kiện bán thân canh theo mật độ 12 con/m2 rất thành công khi được cho ăn theo chế độ dinh dưỡng chứa 5% bột ruồi lính đen nguyên chất và 7,5% bột côn trùng tách béo (lần lượt thay thế 50% và 75% bột cá).

Thử nghiệm này được thực hiện trong 8 ao đất (1,8 ha) và đánh giá kết quả ở ngày nuôi 73 và 92. Kết quả cho thấy, sự phát triển của tôm (tốc độ tăng trưởng, FCR và tỷ lệ sống) khác nhau rõ rệt ở hai chế độ ăn thử nghiệm và đối chứng (thức ăn công nghiệp chứa 28% protein thô). Kết quả này khẳng định người nuôi có thể sử dụng khẩu phần ăn chứa ruồi lính đen với tỷ lệ cao để thay thế một phần hoặc hoàn toàn bột cá.

Cá biển

Cá biển (các loài cá ăn thịt) cần một chế độ dinh dưỡng giàu đạm động vật. Thử nghiệm được thực hiện với cá giò nuôi lồng trong thời gian 56 ngày. Bột ruồi lính đen tách béo đã thay thế thành công khoảng 33% bột cá khi cho kết quả về tốc độ tăng trưởng, FCR và tỷ lệ sống không khác biệt so nghiệm thức thức ăn đối chứng (cám công nghiệp chứa bột cá).

Thành phần dinh dưỡng của bột ruồi lính đen, đặc biệt là thành phần axit amin rất cao và tương tự bột cá. Do đó, có thể khẳng định đây chính là nguồn nguyên liệu thức ăn thay thế tốt nhất cho bột cá, mở ra hy vọng cho ngành NTTS bền vững.

Nhu cầu về một nguồn protein thay thế trong ngành dinh dưỡng thủy sản đang vô cùng cấp bách, nhất là trong điều kiện hiện nay khi bột cá đắt đỏ và dần khan hiếm. Công nghệ sinh học côn trùng không phải là câu trả lời duy nhất vì còn nhiều giải pháp rất đáng cân nhắc như tảo biển hoặc vi khuẩn nuôi. Thực tế, protein côn trùng không thể cạnh tranh với các loại proteint thực vật về sản lượng vì chỉ đạt 1,4 triệu tấn/năm, trong khi sản lượng đậu tương trên 300 tấn/năm. Tuy nhiên, khi nhu cầu về một nguồn protein thay thế và bền vững trở nên cấp bách hơn, thì protein côn trùng là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành NTTS bền vững.

>> *Có hơn 900.000 loại côn trùng khác nhau trên thế giới, nhưng giá trị dinh dưỡng cao nhất và có tiềm năng trở thành nguồn protein thay thế bột cá chỉ có dế, sâu meal và ruồi lính đen. *Ấu trùng ruồi lính đen nuôi có giá trị dinh dưỡng cao hơn trong tự nhiên, chứa trên 50% protein thô (vật chất khô) và hàm lượng cân bằng axit amin. Ấu trùng chưa qua chế biến chứa 25 - 35% chất béo, tùy nguồn thức ăn nuôi chúng. *Sau khi khử béo xuống 8%, hàm lượng protein thô ở ruồi lính đen sấy khô và ép bã lên tới 65 - 68%, tương đương sản phẩm bột cá phẩm cấp cao.


Có thể bạn quan tâm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển vọng nuôi cá chình xuất khẩu ở Suối Giàu Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển vọng nuôi cá chình xuất khẩu ở Suối Giàu

Đây là một mô hình liên kết làm ăn kinh tế hiệu quả, ngoài thiên thời, địa lợi thì HTX Suối Giàu có sự tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật của kỹ sư Phan Văn Hùng

17/01/2018
Bắc Giang: Tiềm năng mô hình nuôi cá chép giòn trong lồng Bắc Giang: Tiềm năng mô hình nuôi cá chép giòn trong lồng

Cá chép giòn có thể là đối tượng nuôi có tiềm năng rất lớn cho nông dân nuôi cá lồng bè cả về hiệu quả kinh tế lẫn đầu ra cho sản phẩm.

18/01/2018
Khả quan chất lượng giống thủy sản Khả quan chất lượng giống thủy sản

Giống là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến sản lượng và chất lượng của các vụ nuôi. Hiện nay, việc kiểm soát nguồn giống đã được tiến hành

19/01/2018