Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Thời gian gần đây, trang trại Út Thúy (xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) luôn tấp nập các đoàn khách đến tham quan, học tập.
Bởi đây là một trong những trang trại điểm của cả nước được Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) chọn để thực hiện thí điểm mô hình nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học.
Ông Phan Văn Út - chủ trang trại cho biết, đặc điểm của mô hình này là đàn vịt nuôi không cần tiêm phòng mà chủ yếu là làm vệ sinh thú y. Trang trại nuôi phải có cổng, tường rào, xe ra vào phải xịt rửa sạch sẽ, phun sát trùng định kỳ 2 - 3 lần/tuần, hàng ngày có bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe đàn vịt, người ngoài vào trại phải mặc đồ bảo hộ... Do vậy sức khỏe đàn vịt rất tốt, thời gian sinh trưởng nhanh. Cứ 55 ngày nuôi vịt sẽ có trọng lượng từ 3 – 4kg và có thể bán được.
Theo ông Út, với diện tích trên 3,5ha mà đa phần là mặt nước, số lượng vịt nuôi của trang trại luôn dao động từ 10.000 – 20.000 con. Đối với vịt thịt, mỗi năm trang trại xuất khoảng 50.000 con. Còn về vịt giống thì cứ 5 ngày là có thể xuất từ 3.000 – 4.000 con về các tỉnh.
Về lợi ích đạt được, ông cho biết vịt nuôi theo mô hình trên không sợ ảnh hưởng dịch bệnh. Trong trường hợp xảy ra dịch cúm gia cầm thì đàn vịt vẫn có thể được vận chuyển xuất ra ngoài thị trường mà không phải thông qua cơ quan kiểm dịch. Bên cạnh đó, thực hiện theo mô hình trang trại trên còn tiết kiệm được nhiều chi phí nhân công.
Được biết, cùng với nuôi vịt, gia đình ông Út kết hợp thả cá ở cả 3 tầng nước bên dưới. Với hình thức này, đàn vịt nuôi bên trên giàn (bên trên mặt ao) sẽ thải phân trực tiếp xuống ao và đàn cá bên dưới có thể tận dụng nó làm thức ăn. Do đó, ông thu được tiền bán cá từ 300 – 500 triệu đồng/năm. Hiện ông còn đang thử nghiệm mô hình kết hợp nuôi vịt với cá bống tượng và hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận cao.
Có thể bạn quan tâm

+ Giá khoai lang giảm 50.000 - 70.000 đ/tạ Theo nhiều nông dân ở huyện Bình Tân (Vĩnh Long), giá khoai lang tím Nhật thu mua tại các vựa ở Bình Minh chỉ còn 180.000 - 200.000 đ/tạ (loại đúng lứa từ 4 - 4,5 tháng), thấp hơn tháng trước từ 50.000 - 70.000 đ/tạ.

UBND TP Đà Lạt cho biết vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng và UBND các phường, xã trên địa bàn TP về việc “Tăng cường triển khai công tác bảo vệ thực vật đối với sản xuất rau, chè an toàn trên địa bàn thành phố Đà Lạt”.

Từ nhà nông trở thành nhà doanh nghiệp, trong 25 năm qua, anh Nguyễn Hồng Phong (thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) đúc kết 3 cách làm ăn mới để ổn định và phát triển trong thị trường nông sản cạnh tranh gồm: sản xuất an toàn, sản xuất khép kín và sản xuất liên kết.

Cuối tuần trước, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức hội thảo về phân bón tại TP. Hồ Chí Minh. Vấn đề nhức nhối được nhiều đại biểu đề cập là chất lượng phân bón và việc sử dụng không đúng cách gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.

Bệnh trắng lá mía phát triển và gây hại trên hàng trăm ha mía tại các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai ngay từ thời điểm đầu vụ đã và đang là mối lo của nhiều người trồng mía. Nguy cơ lây lan nhanh và rộng, lại chưa có thuốc đặc trị khiến công tác phòng-chống đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp địa phương trong điều kiện thời tiết liên tục diễn biến thất thường như hiện nay.