Miền Trung - Tây Nguyên: Thách Thức Trong Vụ Hè Thu
Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng.
Trong khi đó giá cả thị trường biến động và ngày càng tăng cao là áp lực lớn cho người nông dân. Trong vụ sản xuất những đợt mưa trái mùa trong tháng 1 đã gây ngập úng kéo dài trên 12.500ha lúa và 1.400 hoa màu bị hư hại. Mặc dù là vụ gặp nhiều khó khăn nhưng kết thúc vụ gieo trồng toàn vùng đã gieo sạ được 237.543ha ( miền Trung 169.525ha, Tây Nguyên 68.018ha) so với kế hoạch tăng 1.800ha và so với vụ ĐX 2006 – 2007 tăng 2.243ha…
Hiện nay các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên đang thu hoạch lúa ĐX, trong đó các trà lúa sớm đã thu hoạch xong. Tuy nhiên năng suất không cao do trước đó lúa bị ảnh hưởng đợt gió mùa Đông Bắc ( tháng 1 và 2) gây rét đậm rét hại kéo dài. Nhiều diện tích lúa sớm tại các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đăk Lăk đã bị giảm năng suất nghiêm trọng đặc biệt có nhiều diện tích bị mất trắng.
Qua báo cáo tiến độ thu hoạch của các tỉnh trong vùng và đánh giá trên đồng ruộng thì dự kiến vụ ĐX 2007 – 2008 sản lượng toàn vùng ước đạt 1,2 triệu tấn, giảm so với vụ ĐX 2006 – 2007 khoảng trên 100 ngàn tấn. Các tỉnh bị giảm năng suất nghiêm trọng như Phú Yên năng suất lúa bình quân ước chỉ đạt 4,5 tấn/ha, giảm 2tấn/ha; còn tại Quảng Ngãi theo ông Đào Minh Hường, PGĐ Sở NN - PTNT thì năng suất của tỉnh này chỉ đạt khoảng 4,2 tấn/ha, giảm 1,1 tấn/ha. Tỉnh Đăk Lăk mặc dù diện tích lúa ĐX năm nay tăng so với năm trước 6.000ha nhưng sản lượng lại giảm trên 2,2 ngàn tấn.
Vụ HT đầy thử thách
Theo kế hoạch của các tỉnh thì diện tích toàn khu vực trong vụ hè thu và vụ mùa của miền Trung – Tây Nguyên là 336.100ha, tăng 14.300ha so với năm trước. Trong đó các tỉnh miền Trung diện tích đạt 200.300ha (lúa hè thu với diện tích 150.100ha), các tỉnh Tây Nguyên là 121.500ha ( lúa vụ mùa 115.600ha), ngoài cây lúa thì diện tích ngô cũng đạt 249.600ha, rau đậu 135.800ha, lạc 33.300ha,đậu tương 32.900ha…
Trước sự sụt giảm về sản lượng lương thực của khu vực miền Trung – Tây Nguyên ở vụ ĐX, trong vụ hè thu và vụ mùa của khu vực này, các tỉnh đã có kế hoạch tăng diện tích để bù vào sản lượng thiếu hụt. Tuy nhiên, chắc chắn đây sẽ là nhữung mùa vụ khó khăn bởi cơ quan dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương đã dự báo trong năm 2008, bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới Việt Nam cao hơn trung bình nhiều năm, sẽ gây ngập lụt, ngập úng nghiêm trọng; riêng khu vực miền Trung đầu hè có thể xảy ra một số đợt nắng nóng gay gắt và đối mặt nhiều đợt hạn hán, sau đó lũ sẽ xảy ra và đỉnh lũ tập trung vào thánh 10 và tháng 11, các tỉnh Tây Nguyên lũ xảy ra vào tháng 8 và 9.
Để vụ hè thu và vụ mùa sản xuất đạt hiệu quả cao trong điều kiện thời tiết bất lợi, Cục Trồng trọt đã đưa ra giải pháp đó là phải đảm bảo lịch thời vụ. Theo đó, các tỉnh phải tập trung gieo sạ đảm bảo thu hoạch trước lũ, lưu ý thời kỳ lúa trổ bông, phơi màu vào thời điểm không bị ảnh hưởng gió Tây Nam khô nóng; căn cứ vào nhóm giống, chân đất để bố trí lịch gieo sạ phù hợp. Về cơ cấu giống những diện tích gieo 2 vụ/năm chủ động nước tưới thì sử dụng giống có tiềm năng năng suất cao. Những diện tích hạn chế nguồn nước tưới thì sử dụng giống chịu hạn, thời gian sinh trưởng ngắn, ruộng trũng dễ ngập nước do mưa lũ sử dụng giống ngắn ngày, chống đổ ngã tốt
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng ghi nhận những cố gắng của các địa phương trong vụ sản xuất ĐX. Thứ trưởng lưu ý nếu các địa phương chỉ đạo quyết liệt hơn, đặc biệt là chỉ đạo về thời vụ thì thiệt hại sẽ giảm, do vậy đây cũng là bài học rút ra để các địa phương chỉ đạo sản xuất về thời vụ không để tự phát… Đối với việc triển khai vụ lúa hè thu và mùa 2008, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương phải chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu vụ để giành thắng lợi; các địa phương cũng phải dự kiến những khó khăn về hạn, nóng, bão, lũ để sẵn sàng đối phó khắc phục.
Các Sở NN - PTNT phải xây dựng kế hoạch sản xuất ban hành và phổ biến đến huyện, xã, đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất giống cho vụ ĐX tới. Đối với giải pháp kỹ thuật phải đảm bảo nguồn nước tưới, nạo vét kênh mương, tu bổ hồ chứa, chủ động nguồn giống lúa theo cơ cấu giống của tỉnh, cảnh báo rầy nâu truyền bệnh VL – LXL, sản xuất tiết kiệm đầu vào…Thứ trưởng cũng giai các cục, vụ của Bộ phải theo dõi, nắm sát tình hình SX, kịp thời giải quyết những khó
khăn, đề nghị của các địa phương.
Box: Cục Trồng trọt đã đưa ra khung thời vụ: Đối với cá tỉnh Nam Trung bộ. Vụ HT chính vụ thời gian xuống giống từ 15/5 đến 15/6, vụ mùa nhờ nước trời từ 10/6 đến 30/6. Đối với các tỉnh Tây Nguyên vụ mùa chính vụ xuống giống từ 20/5 đến 30/6, vụ mùa sản xuất trên đất sản xuất HT xuống giống từ 1/7 đến 30/7.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nông dân trồng khóm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Do giá khóm năm nay ở mức cao, người dân có lãi khá, nên những nơi thu hoạch trước, người trồng khóm tranh thủ chăm sóc, bón phân cho cây mau phục hồi và sinh chồi mới.
Giá chôm chôm nhãn, thái loại ngon bán lẻ tại các chợ của Đồng Nai dao động từ 16-18 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 3-5 ngàn đồng/kg, chôm chôm thường 7-8 ngàn đồng/kg, tăng 2-3 ngàn đồng/kg, măng cụt khoảng 28-30 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg, sầu riêng 25-28 ngàn đồng/kg, tăng 5-6 ngàn đồng/kg. Tại các nhà vườn giá bán các loại trái cây trên cũng tăng khoảng 2-4 ngàn đồng/kg.
15 năm qua (1999-2014), với lợi thế về điều kiện tự nhiên nên nghề chăn nuôi gia súc, trồng trọt tại hộ gia đình ở xã Định An, huyện Dầu Tiếng phát triển ổn định. Để hỗ trợ nông dân phát triển ngành nghề này, Hội Nông dân xã thường xuyên mở lớp tập huấn hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt.
Thông thường, kết thúc tháng 7 âm lịch cũng là lúc hết mùa nhãn. Nhưng những năm gần đây, qua Rằm Trung thu, người tiêu dùng vẫn mua được những chùm nhãn tươi rói, ngọt lịm. Đó là nhờ nhiều nhà vườn đã đưa giống nhãn muộn về trồng trên những vạt đồi trung du.
Năm 2013, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Điện Biên đã xây dựng được 8 mô hình chuyển giao KHKT từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp; 3 mô hình từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển nông thôn do Chính phủ Đan Mạch viện trợ.