Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển ổn định

Nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển ổn định
Tác giả: Thành Công
Ngày đăng: 07/12/2015

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và tỉnh đang tập trung phát triển theo hướng bền vững, gia tăng sản lượng với việc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phát triển theo hướng hội nhập quốc tế và xây dựng mô hình nuôi đạt các tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP.

Tỉnh đang thực hiện các mô hình hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái như: Mô hình nuôi luân canh tôm - lúa.

Hiện nay, tỉnh tập trung phát triển sản xuất các đối tượng thủy sản chủ lực: Nuôi cá tra thâm canh, nghêu, tôm sú, tôm thẻ chân trắng vùng ven biển đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; nuôi cá điêu hồng trên bè ven sông Tiền...

Song song đó, tỉnh tích cực hỗ trợ trang thiết bị hiện đại cho các phương tiện đánh bắt xa bờ về hệ thống viễn thông, định vị, thiết bị tầm ngư, ngư cụ cho các tàu chuyên đánh bắt cá.

Để giảm chi phí hoạt động khai thác, tăng thu nhập cho ngư dân, ngành nông nghiệp tỉnh đã vận động các tàu cá tổ chức khai thác theo nhóm, tổ, đội trên biển.

Tuy nhiên, trong 5 năm qua (2011 - 2015), sản xuất thủy sản của tỉnh phải đối mặt với nhiều khó khăn như dịch bệnh trên thủy sản (tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 3.370 ha;

Nghêu nuôi bị thiệt hại gần 3.380 ha), giá cả vật tư đầu vào, nguyên, nhiên liệu, dịch vụ phục vụ sản xuất tăng và duy trì ở mức cao, giá thủy sản không ổn định;

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế, hoạt động sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; chất lượng sản phẩm không đồng đều và lạm dụng nhiều hóa chất, thuốc kháng sinh...

dẫn đến sản phẩm cung cấp cho thị trường hoặc cung cấp nguyên liệu cho chế biến không đảm bảo, mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ chưa chặt chẽ, còn nhiều bất cập...đã tác động bất lợi đến sản xuất thủy sản.

Về kế hoạch phát triển thủy sản trong 5 năm tới (2016 - 2020), tỉnh định hướng phát triển vùng nuôi tôm, cá tra thâm canh, nuôi cá bè ven sông, vùng nuôi nghêu từng bước ổn định và khai thác thêm các nguồn lợi về nghêu giống.

Đối với khai thác thủy sản, tập trung vào hiện đại hóa phương thức đánh bắt để chất lượng thủy sản khai thác tăng ở mức độ khá.

Xây dựng vùng nuôi nghêu tỉnh Tiền Giang đạt chứng nhận của Hội đồng quản lý biển quốc tế (MSC), với diện tích đến năm 2020 đạt từ 2.500 ha trở lên.

Phấn đấu đến năm 2020, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 15.000 ha (tăng 233 ha so với năm 2015), sản lượng đạt 263.200 tấn, tốc độ tăng bình quân 1,6%/năm.

Nâng cao năng lực sản xuất con giống, phấn đấu đến năm 2020 có thể cung cấp cho nhu cầu thị trường từ 30 - 35% lượng giống thủy sản các loại.

Đồng thời, tỉnh chủ trương phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ kết hợp với bảo vệ nguồn lợi và ngư trường.Để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, UBND tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp như: Khuyến khích, đầu tư nghiên cứu sản xuất tôm giống, nghêu giống, cá giống...

Hoàn thiện quy trình nuôi một số loài thủy đặc sản, có hiệu quả kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.

Tập trung thâm canh đối với các đối tượng nuôi chủ lực.

Phát triển theo hướng luân canh, xen canh thủy sản - lúa phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Nghiên cứu các vùng nuôi cá nước ngọt, tôm càng xanh vùng lũ.

Nghiên cứu chẩn đoán và phòng trị các bệnh phổ biến trên tôm sú, thẻ chân trắng...

Đa dạng hóa giống loài nuôi vùng ven biển Gò Công (sò huyết, cá chẽm...) với hình thức luân canh.

Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về phòng chống dịch bệnh trên thủy sản; kiểm tra, theo dõi tình hình dịch bệnh thủy sản và có giải pháp khống chế kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra.

Tăng cường kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá; khuyến khích ngư dân trang bị các trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc, máy tầm ngư, để hoạt động an toàn và có hiệu quả; xây dựng các tổ, đội sản xuất trên biển.

Nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản khai thác thông qua việc tập trung phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần ở các cảng cá và áp dụng công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm khai thác...

Tiếp tục tuyên truyền cho ngư dân hiểu biết Công ước quốc tế về biển, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về biển Đông.

 


Có thể bạn quan tâm

HTX Thủy Sản An Thủy Khai Thác Nghêu Có Hiệu Quả HTX Thủy Sản An Thủy Khai Thác Nghêu Có Hiệu Quả

Năm 2013, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản An Thủy (xã An Thủy - Ba Tri - Bến Tre) quản lý và khai thác hiệu quả con nghêu. Tính đến thời điểm này, sản lượng nghêu khai thác được 300 tấn, tổng doanh thu 7,5 tỷ đồng, tăng 4,1 tỷ đồng so với năm 2012.

07/01/2014
Khai thác thủy sản đang thuận lợi Khai thác thủy sản đang thuận lợi

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.

02/05/2015
Khai thác thủy sản chưa bền vững Khai thác thủy sản chưa bền vững

Mặc dù tổng sản lượng khai thác vụ cá Nam 2015 đạt hơn 1,7 triệu tấn (tăng 5,39% so với vụ này năm trước) nhưng vẫn còn đó những bất cập lớn.

08/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.