Nuôi Trồng Kết Hợp Bông Súng - Cá

Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.
* Lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm
Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.
Trước đây ông trồng bồn bồn và tận dụng mương bao trồng bông súng. Khi tính hiệu quả kinh tế, ông thấy: bông súng rất dễ trồng, chi phí thấp, thu nhập cao hơn bồn bồn 2 - 3 lần. Do đó, từ năm 2006, ông thuê máy cuốc, ủi hầm toàn bộ diện tích 14 công tầm cấy để trồng bông súng và kết hợp nuôi cá. Hàng năm, thu nhập từ mô hình này lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Ông Hơn cho biết: Lúc đầu chỉ tốn công trồng bông súng bằng củ (củ có kích cỡ bằng ngón chân cái), trồng với khoảng cách 2m x 2m. Khi củ nẩy chồi, giữ mực nước ổn định 1,2m trong suốt vụ. Sau 2 tháng, bắt đầu cho thu hoạch. Trồng bông súng hầu như không có sâu bệnh, ít tốn phân bón, chỉ bón phân vào 2 tháng trời trở chướng (tháng 11 - 12 âm lịch) để bông súng không bị nổi và cung cấp dưỡng chất cho bông súng phát triển tốt (định kỳ 20 ngày bón phân 50 kg phân DAP cho toàn bộ diện tích).
Bông súng cho thu hoạch hàng ngày và liên tục trong 10 tháng. Chỉ nhổ những bông súng đã nở hoa, cọng dài khoảng 1,4m, mỗi ngày gia đình ông Hơn thu hoạch khoảng 150 - 200 kg, bán cho thương lái với giá 3.000 đồng/kg, thu 450.000 - 600.000 đồng. Trong quá trình trồng bông súng ông kết hợp nuôi các loại cá đồng như cá lóc, rô, trê, cá mè, chép, rô phi...
Cá thả mức độ vừa phải cho chúng ăn thức ăn tự nhiên trong vuông bông súng mà không phải bổ sung thêm thức ăn. Ông thu hoạch cá trước khi chuẩn bị cải tạo vuông để trồng vụ bông súng mới, tổng thu bình quân từ cá khoảng 20 triệu đồng. Ông tính toán, mỗi năm lợi nhuận từ mô hình đạt trên 100 triệu đồng/ha.
Related news

Từ đầu năm đến nay, ngư dân xã Triệu An, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã tích cực ra khơi đánh bắt vụ cá nam. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, ngư trường có xu hướng bị thu hẹp nên việc đánh bắt của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Trước và trong tết Nguyên Đán, tại các xã Tam Quan, Đại Đình, Hồ Sơn, Bồ Lý (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) xuất hiện tình trạng gia cầm, chủ yếu là gà bị ốm, chết bất thường.

Hiện nay trên địa bàn xã Quách Văn Phẩm, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) có hơn 400 hộ thực hiện mô hình nuôi sò huyết xen canh tôm cho thu nhập khá, tập trung nhiều nhất ở 2 ấp Ngã Oác và Bào Hầm.

Những tưởng vùng biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chỉ có gió, sóng và sản vật từ biển, nhưng rất lạ ở nơi này còn nuôi được heo rừng – vật nuôi chỉ thường nuôi ở vùng núi, trung du. Dẫu chưa phải là phổ biến song việc con heo rừng đang thích ứng tốt với điều kiện sống ở đây như một thí nghiệm hay cần được tiếp tục nghiên cứu…

Năm 1981, ông Thành phục viên rồi lấy vợ. Để nuôi gia đình, ông đấu thầu hơn 1ha đất ngoài bãi sông Kinh Thầy để cấy lúa, trồng ngô, khoai… Nhưng do thiên tai, cái đói, nghèo cứ bám lấy gia đình ông.