Nuôi Trăn - Nghề Thu Lợi Lớn
Trong tự nhiên, trăn thường sống theo đôi, một đực và một cái. Chúng thường tìm những nơi yên tĩnh, râm mát hoặc ẩm ướt để làm nơi trú ngụ. Giống với nhiều loài bò sát khác, trăn có hiện tượng ngủ đông. Chúng sẽ ngủ trong hang tới hết mùa đông. Khi khí hậu ngoài trời đã ấm lên, chúng mới mò ra để đi kiếm ăn.Ảnh minh họa
Thức ăn của trăn chủ yếu là các loài động vật máu nóng như: Chó, mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng, thỏ, chuột... Nó cũng ăn thịt gia súc, gia cầm và các phụ phẩm của lò mổ. Vì chúng thường ăn mồi động nên khi cho trăn ăn thịt, ta nên buộc mồi vào dây hoặc vào một cái que rồi đung đưa để kích thích nó đớp mồi.
Trăn giống với rắn, 2 hàm răng không bị khống chế bởi khớp vào nhau, do đó, nó có thể mở miệng rất to, giúp nó nuốt được cả những con mồi lớn hơn. Ta thấy nó ngoạm cả một con chó và cố nuốt bằng được. Con chó nhích tới đâu, ta thấy thân con trăn ở đó phình lên. Sau đó, nó cuộn thân quanh một gốc cây để ép con mồi nát ra rồi tiêu hóa dần dần. Mỗi lần ăn một món mồi lớn như vậy, nó có thể nghỉ cả tuần rồi mới lại đi kiếm ăn.
Người ta ước tính, khi trăn còn nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) nó ăn lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng của nó trong vòng 1 tháng. Nó có thể chia ra làm 7-10 lần ăn. Thế còn khi từ 6 tháng tới 1 năm tuổi, lượng thức ăn là 20% trọng lượng cơ thể nó trong 1 tháng và chia làm 5-6 lần.
Tới khi đã trên 1 tuổi, lượng thức ăn là 10% trọng lượng cơ thể và chia làm 2-4 lần/tháng. Như vậy không phải cho trăn ăn hàng ngày như các loài khác. Tuy nhiên, ta phải cung cấp thường xuyên và đầy đủ nước sạch để trăn tắm và uống, nó rất cần nước.
Giống với rắn, trăn phải lột xác thì mới lớn lên được. Ta phải lưu ý, lúc sắp lột xác, trăn không ăn nữa và rất hung dữ, nên tránh động vào nó lúc đó. Khoảng 20 ngày sau nó mới trở lại bình thường và lớn rất nhanh. Để nuôi trăn, ta có thể đóng chuồng với kích cỡ 3x1x1m. Mỗi chuồng đó nuôi được 10 con từ 1-2 tháng tuổi đến lúc xuất bán.
Với trăn sinh sản, ta nuôi riêng con đực và con cái. Khi thấy trăn động dục (tức là lúc nó lồng lộn tìm lối ra để đi gặp con đực và tiết ra một chất dịch có mùi đặc trưng) thì ta cho chúng vào với nhau. Nó sẽ cặp đôi ngay, xoắn chặt và giao phối trong vòng 2-3 giờ liền.
Trăn cái mang thai 3 tháng rồi đẻ trứng. Tùy cỡ trăn mà nó đẻ từ 10-100 trứng, sau đó nó thu trứng lại và nằm cuộn tròn lên trên để ấp. Đầu nó luôn ngỏng lên để quan sát và đề phòng những kẻ phá hoại. Trứng được ấp liên tục 60 ngày thì nở.
Trăn con nở ra nặng khoảng 100g và dài từ 40-60cm. Nó lập tức ngọ nguậy để tìm hiểu môi trường xung quanh. Tới 10 ngày tuổi, ta có thể bơm thức ăn đã xay nhuyễn cho nó ăn. Dần dần ta băm nhỏ thịt và đút cho nó ăn. Sau 1 tháng, ta cho nó tập ăn dần mồi sống như ếch, nhái, chuột con... Nếu nuôi tốt, sau 1 năm trăn có thể dài 2-2,5m và nặng khoảng 5-10kg, lúc này bán là vừa. Tuy nhiên, ta có thể nuôi nó lâu hơn, tuổi thọ của trăn độ 15-20 năm.
Nuôi trăn là một nghề có thể thu lợi lớn. Vùng nào có điều kiện, bà con nên nuôi trăn.
Có thể bạn quan tâm
Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
Theo thống kê, trên địa bàn xã Đắk Wil (Chư Jút) hiện có hơn 750 ha cà phê, trong đó, phần lớn các vườn cà phê đã trồng khá lâu năm. Để thay thế cho diện tích cà phê này, những năm gần đây, người dân đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.
Những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đã được nông dân ở xã Đức Mạnh (Đắk Mil) chú trọng. Đến nay, số hộ dân có trang trại chăn nuôi cho thu nhập cao ngày một tăng lên, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.
Mặc dù giá cà phê ở vụ 2013-2014 không cao, nhưng sau khi thu hoạch, nông dân nhiều nơi trong tỉnh cũng đã tập trung vào việc chăm sóc vườn cây, với hy vọng có được vụ mùa năm sau đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thời gian qua, Trạm Khuyến nông thị xã Gia Nghĩa đã tổ chức mô hình nuôi gà Lương Phượng thả vườn với sự tham gia của 8 hộ gia đình trú tại thôn Tân Hòa và Tân Lợi, xã Đắk R’moan.