Nuôi Trăn - Nghề Thu Lợi Lớn

Trong tự nhiên, trăn thường sống theo đôi, một đực và một cái. Chúng thường tìm những nơi yên tĩnh, râm mát hoặc ẩm ướt để làm nơi trú ngụ. Giống với nhiều loài bò sát khác, trăn có hiện tượng ngủ đông. Chúng sẽ ngủ trong hang tới hết mùa đông. Khi khí hậu ngoài trời đã ấm lên, chúng mới mò ra để đi kiếm ăn.Ảnh minh họa
Thức ăn của trăn chủ yếu là các loài động vật máu nóng như: Chó, mèo, gà, vịt, ngan, ngỗng, thỏ, chuột... Nó cũng ăn thịt gia súc, gia cầm và các phụ phẩm của lò mổ. Vì chúng thường ăn mồi động nên khi cho trăn ăn thịt, ta nên buộc mồi vào dây hoặc vào một cái que rồi đung đưa để kích thích nó đớp mồi.
Trăn giống với rắn, 2 hàm răng không bị khống chế bởi khớp vào nhau, do đó, nó có thể mở miệng rất to, giúp nó nuốt được cả những con mồi lớn hơn. Ta thấy nó ngoạm cả một con chó và cố nuốt bằng được. Con chó nhích tới đâu, ta thấy thân con trăn ở đó phình lên. Sau đó, nó cuộn thân quanh một gốc cây để ép con mồi nát ra rồi tiêu hóa dần dần. Mỗi lần ăn một món mồi lớn như vậy, nó có thể nghỉ cả tuần rồi mới lại đi kiếm ăn.
Người ta ước tính, khi trăn còn nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) nó ăn lượng thức ăn bằng 30% trọng lượng của nó trong vòng 1 tháng. Nó có thể chia ra làm 7-10 lần ăn. Thế còn khi từ 6 tháng tới 1 năm tuổi, lượng thức ăn là 20% trọng lượng cơ thể nó trong 1 tháng và chia làm 5-6 lần.
Tới khi đã trên 1 tuổi, lượng thức ăn là 10% trọng lượng cơ thể và chia làm 2-4 lần/tháng. Như vậy không phải cho trăn ăn hàng ngày như các loài khác. Tuy nhiên, ta phải cung cấp thường xuyên và đầy đủ nước sạch để trăn tắm và uống, nó rất cần nước.
Giống với rắn, trăn phải lột xác thì mới lớn lên được. Ta phải lưu ý, lúc sắp lột xác, trăn không ăn nữa và rất hung dữ, nên tránh động vào nó lúc đó. Khoảng 20 ngày sau nó mới trở lại bình thường và lớn rất nhanh. Để nuôi trăn, ta có thể đóng chuồng với kích cỡ 3x1x1m. Mỗi chuồng đó nuôi được 10 con từ 1-2 tháng tuổi đến lúc xuất bán.
Với trăn sinh sản, ta nuôi riêng con đực và con cái. Khi thấy trăn động dục (tức là lúc nó lồng lộn tìm lối ra để đi gặp con đực và tiết ra một chất dịch có mùi đặc trưng) thì ta cho chúng vào với nhau. Nó sẽ cặp đôi ngay, xoắn chặt và giao phối trong vòng 2-3 giờ liền.
Trăn cái mang thai 3 tháng rồi đẻ trứng. Tùy cỡ trăn mà nó đẻ từ 10-100 trứng, sau đó nó thu trứng lại và nằm cuộn tròn lên trên để ấp. Đầu nó luôn ngỏng lên để quan sát và đề phòng những kẻ phá hoại. Trứng được ấp liên tục 60 ngày thì nở.
Trăn con nở ra nặng khoảng 100g và dài từ 40-60cm. Nó lập tức ngọ nguậy để tìm hiểu môi trường xung quanh. Tới 10 ngày tuổi, ta có thể bơm thức ăn đã xay nhuyễn cho nó ăn. Dần dần ta băm nhỏ thịt và đút cho nó ăn. Sau 1 tháng, ta cho nó tập ăn dần mồi sống như ếch, nhái, chuột con... Nếu nuôi tốt, sau 1 năm trăn có thể dài 2-2,5m và nặng khoảng 5-10kg, lúc này bán là vừa. Tuy nhiên, ta có thể nuôi nó lâu hơn, tuổi thọ của trăn độ 15-20 năm.
Nuôi trăn là một nghề có thể thu lợi lớn. Vùng nào có điều kiện, bà con nên nuôi trăn.
Related news

Tính chung trên tổng mức vốn đầu tư 142 tỷ đồng, hàng năm trang trại sẽ sản xuất, cung cấp cho người chăn nuôi khoảng 200 - 300 con bò sữa Holstein giống thuần (giống bò Hà Lan cho sữa năng suất cao); ngoài ra còn là nơi chế biến phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương.

Nằm trong mô hình thâm canh gối vụ, phát triển diện tích rau màu vụ đông xuân sau vụ gặt, nông dân một số xã ở Hạ Hòa đã và đang trồng thành công giống bí đỏ F1-868 ngay trên thửa ruộng đã gặt lúa. Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ giống bí này bước đầu đã được khẳng định.

Mùa biển động đang đến gần nên tàu cá của ngư dân Quảng Nam liên tục cập bờ bán hải sản rồi tranh thủ thời gian tiếp nhiên liệu ra khơi đánh bắt. Dọc theo các cầu cảng tư nhân đóng trên địa bàn xã Tam Quang (Núi Thành), không khí bán mua tấp nập.

Tái cơ cấu nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải căn cứ vào các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của trung ương, của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động nghề cá. Có vậy mới phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, thực hiện đúng kế hoạch và đem lại hiệu quả cao.

Điểm sáng nhất của xã Bình Phú vào thời điểm này là hạ tầng kinh tế được đầu tư đồng bộ. Giao thông nông thôn trên địa bàn đã được nhựa hóa và bê tông hóa, điện sinh hoạt cũng đã được phủ kín toàn xã... Hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ đã tạo “cú hích” để người dân Bình Phú tập trung phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.