Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thep Phương Pháp Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao

Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Thep Phương Pháp Sinh Học Đạt Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 15/06/2013

Về thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, hỏi những người nuôi tôm ai cũng biết anh Phạm Sơn, người nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả nhất của xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố nói chung trong hai năm qua. Một trong những bí quyết thành công của anh là nuôi tôm thẻ theo phương pháp sinh học, hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất trong quá trình nuôi, một hướng nuôi tôm bền vững đang được ngành nông nghiệp khuyến cáo.

Dưới ánh nắng rát bỏng của những ngày đầu tháng 7, chúng tôi tìm đến trại nuôi tôm của anh ở khu Hóc Rộ, thôn 8, xã Cẩm Thanh. Anh Sơn đang xử lý chế phẩm sinh học để đánh xuống ao nuôi. Chỉ tay vào thùng chế phẩm đang được sục khí, anh vui vẻ cho biết "Chế phẩm này em nhờ người lấy tận thành phố Hồ Chí Minh chuyển về, nhờ có nó trong hai năm qua, các ao nuôi tôm thẻ đều đạt hiệu quả cao".

Những năm trước đây, khi đang còn nuôi tôm sú, anh sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh khá nhiều. Đây cũng là tình trạng phổ biến của những người nuôi tôm sú theo hình thức bán thâm canh và thâm canh thời điểm đó. Nuôi tôm sú lâu năm, bệnh dịch thường xuyên xảy ra là nguyên nhân khiến người nuôi tôm phải sử dụng nhiều hóa chất, thuốc kháng sinh. Và thực tế, hiệu quả mang lại từ việc sử dụng các loại này hầu như không cao, tôm chết vẫn hoàn tôm chết.

Trong hai năm qua, khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, anh Sơn cho biết, anh hoàn toàn không sử dụng các loại hóa chất, thuốc kháng sinh.

Tìm hiểu về phương pháp nuôi theo hướng sinh học này, anh Sơn cho biết, điều quan trọng đầu tiên là khâu cải tạo vệ sinh ao nuôi. Từ lúc dọn ao đến lúc thả giống thường kéo dài đến nửa tháng. Một điểm khác biệt ở cách dọn ao của anh so với các hộ nuôi tôm khác là sau khi tháo cạn ao nuôi, anh dùng máy áp lực để xịt rửa ao. Với cách làm này, hầu như toàn bộ lớp bùn ở đáy ao được dọn một cách triệt để. Nước lấy vào ao nuôi được xử lý diệt khuẩn bằng chlorin với nồng độ thấp, rồi tiến hành gây màu nước bằng dolomite (CaMg(CO3)2).

Con giống tôm thẻ, theo anh Sơn, cũng cực kỳ quan trọng. Trong khi ở các trại giống địa phương chỉ có giá từ 15-17 đồng/con thì anh chỉ tin tưởng vào giống chất lượng cao đang được một số công ty có uy tín bán ở Bình Định, Bình Thuận với giá lên đến 35 đồng/con.

Trong suốt vụ nuôi, anh chỉ sử dụng vôi sống (super can-xi), vôi dolomite và chế phẩm vi sinh. Mỗi vụ nuôi, riêng chi phí cho các loại chế phẩm vi sinh xử lý ao nuôi cũng lên đến 20-30 triệu đồng. Thời điểm có dịch bệnh đốm trắng xảy ra hoặc tôm nuôi ở giai đoạn cuối, định kỳ 3-4 ngày/lần anh dùng chế phẩm vi sinh, gấp đôi thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất, giúp cải thiện môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh. Men vi sinh cũng được anh trộn vào thức ăn thường xuyên để kích thích quá trình tiêu hóa và phòng các bệnh về đường ruột ở tôm nuôi. Đặc biệt, anh hoàn toàn không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất, thuốc kháng sinh nào trong quá trình nuôi. Nhờ phương pháp nuôi này, thời gian nuôi của anh rút lại còn 2,5 tháng đến gần 3 tháng với hệ số thức ăn chỉ từ 0,9 đến 1,1 và cỡ tôm thu hoạch từ 60-70 con/kg.

Hai năm nuôi tôm thẻ chân trắng, năm nào anh cũng thắng lớn và trở thành người nuôi tôm thẻ có lãi cao nhất ở Hội An hiện nay.

Năm 2009, anh thu hoạch 21,7 tấn tôm thẻ, sau khi mua sắm một số máy móc, trang thiết bị, còn lãi trên 500 triệu đồng. Vụ 1 năm nay, trong khi xung quanh bị dịch bệnh đốm trắng tấn công thì trên tổng diện tích 1,45 hecta, anh đã thu hoạch 11,3 tấn, lãi gần 250 triệu đồng. Chỉ tay xuống ao nuôi có diện tích hơn 5.000 m2 anh phấn khởi cho biết, tôm nuôi đã được 1,5 tháng, hiện tôm phát triển rất tốt, hứa hẹn một vụ 2 bội thu.

Khu nuôi tôm Hóc Rộ, xã Cẩm Thanh là một trong những vùng nuôi trọng điểm của xã và của thành phố. Những năm qua, nhờ phát huy tính cộng đồng trong sản xuất nên môi trường nuôi được bảo đảm, dịch bệnh cũng ít xảy ra, đa phần các hộ nuôi tôm đều có hiệu quả. Việc áp dụng mô hình nuôi tôm theo phương pháp sinh học ở đây sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo đảm tính bền vững đối với nghề nuôi tôm nước lợ.


Có thể bạn quan tâm

“Vua Bưởi Hồ Lô” Lại Xuất Chiêu “Vua Bưởi Hồ Lô” Lại Xuất Chiêu

Từ dịp Tết năm 2009 đến nay, người tiêu dùng đã biết đến những cặp bưởi hồ lô in dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Thành cho biết năm nay trái bưởi hồ lô sẽ “biến hóa” thêm 2 hình ảnh mới là thỏi vàng cộng với đồng tiền và chữ “Phúc Lộc Thọ”. Khi được hỏi ai là người nghĩ ra “chiêu” mới này, ông Thành cho biết vì lợi ích của tất cả 26 thành viên trong CLB nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông cùng các thành viên trong CLB đã táo bạo sáng chế thêm 2 cái khuôn có in những chữ trên như muốn chuyển tải đến người tiêu dùng sự may mắn, tiền tài, trường thọ trong dịp năm mới. “Nếu cứ an phận ngồi trên sự thành công cũ thì chắc chắn có ngày sản phẩm của mình sẽ bị bão hòa trên thị trường” - ông Thành chia sẻ.

26/10/2013
Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản Để Giảm Rủi Ro Đa Dạng Hóa Đối Tượng Nuôi Thủy Sản Để Giảm Rủi Ro

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

28/10/2013
Phạt 19,5 Triệu Đồng Đối Với 3 Hộ Nuôi Nhốt Động Vật Hoang Dã Phạt 19,5 Triệu Đồng Đối Với 3 Hộ Nuôi Nhốt Động Vật Hoang Dã

Ngày 25.10, ông Lê Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định xử phạt 19,5 triệu đồng đối với 3 hộ (Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Xuân Mỹ và Trần Xuân Thủy) về hành vi nuôi nhốt và tàng trữ trái phép động vật hoang dã.

28/10/2013
Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm Chủ Động Phòng Ngừa Dịch Bệnh Ở Tôm

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.

29/10/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

29/10/2013