Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ chân trắng hiệu quả bất ngờ
Điều bất ngờ: Mô hình nuôi kết hợp này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận khá cao, ngay vụ nuôi đầu tiên.
Ông Tánh kể: Đầu năm 2014, Trạm Khuyến nông Gò Công Đông khảo sát, mời nông dân để phổ biến kế hoạch thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT.
Ban đầu ông ái ngại vì chưa thấy ai nuôi ghép hai loại tôm này với nhau, mà các nhà khoa học lại khuyến cáo nuôi TTCT với tôm sú phải có quy hoạch riêng, không nuôi TTCT chung cùng tôm sú, lây bệnh nguy hiểm cho tôm sú.
Qua nhiều lần thuyết phục, ông nhận lời làm thử nghiệm để xem xét khả năng thích nghi cũng như tìm hướng mới để có lãi, vì 3 năm qua ông nuôi TTCT không hiệu quả.
Khi triển khai mô hình, ông được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cặn kẽ quy trình nuôi cũng như những khâu chính cần xử lý định kỳ để phòng bệnh cho tôm nuôi.
Thả TTCT vào ao nuôi tôm sú khi tôm sú được 1 tháng tuổi với mật độ 24 con tôm sú/m2 và 5 con TTCT/m2.
Áp dụng quy trình nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng men vi sinh đảm bảo không tồn lưu hóa chất, kháng sinh cấm làm ảnh hưởng môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng.
Đồng thời, chọn tôm giống khỏe mạnh và đều cỡ Post 12 – 15 đã qua xét nghiệm PCR và được chứng nhận kiểm dịch.
Trong quá trình nuôi, định kỳ bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, sử dụng men vi sinh trong quản lý môi trường ao nuôi; định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, t0, độ kiềm, NH3); được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quản lý môi trường và thức ăn trong suốt vụ nuôi.
Theo ông Tánh, sau 4 tháng 20 ngày thả nuôi, tính ra tổng chi phí cho ao nuôi 3.500 m2 là 175 triệu đồng; trong khi đó thu hoạch được 1.750 kg tôm cỡ 38 con/kg trong đó, 1.400 kg tôm sú bán 180.000 đồng/kg (250 triệu đồng) và 350 kg TTCT với giá bán 180.000 đồng/kg (63 triệu đồng) với tổng thu 315 triệu đồng; lãi 140 triệu đồng.
Qua quá trình nuôi nhận thấy màu nước trong ao nuôi không thay đổi nhiều.
Sử dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, ít thay nước thì tôm nuôi ít nhiễm bệnh hơn.
Với tỷ lệ nuôi ghép và thời gian thả này, trọng lượng TTCT và tôm sú khi thu hoạch tương đương nhau.
“Trước khi thực hiện mô hình này, ao nuôi tôm này đã bị bệnh 5 vụ liên tiếp”, ông Tánh nhấn mạnh.
Ông Trần Minh Chiến (cùng xã Phước Trung) cũng thực hiện mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT trên diện tích 5.000 m2 theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện Gò Công Đông; lãi 140,25 triệu đồng.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT tại hộ ông Phạm Văn Tánh cho năng suất bình quân 5 tấn/ha sau 4,5 tháng nuôi; lợi nhuận 400 triệu đồng/ha.
Mật độ 30 con/m2 (tỷ lệ ghép 80% tôm sú, 20% TTCT).
Chủ hộ chỉ tính lượng thức ăn dựa theo ước lượng tỷ lệ sống của tôm sú; TTCT chỉ ăn thức ăn thừa.
Quá trình nuôi cho thấy màu nước luôn ổn định, tôm ít bị bệnh và tôm thu hoạch có kích cỡ đồng đều hơn ở cả hai loại tôm.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều hộ dân ở TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) vốn nuôi tôm 2 – 3 vụ/năm đã chuyển sang nuôi tôm xen cua thương phẩm hoặc vụ 2 chỉ nuôi cua cho hiệu quả cao.
Để triển khai mô hình thì ruộng lúa phải SX ổn định, tưới tiêu chủ động và sử dụng máy bơm khi cần thiết.
Mô hình nuôi sò huyết ở đầm Thị Tường (huyện Trần Văn Thời và Phú Tân, tỉnh Cà Mau) phát triển vài năm nay, mang lại hiệu quả cao, có hộ thu nhập hàng tỷ đồng/năm.
“Với 10 năm trong nghề nuôi tôm, thì 5 năm tôi nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức công nghiệp với diện tích 6 ha, thắng cũng có mà thua cũng không tránh khỏi, tất nhiên phần thắng nhiều hơn, nhưng rủi ro vẫn luôn đe dọa” – anh Nguyễn Ngọc Toàn ở thôn Hòa Thạnh, xã Ninh Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận bộc bạch.
Bằng cách thực hiện những biện pháp sau đây, một số trại nuôi tôm tại Malaysia tiếp tục thành công bất chấp sự hoành hành của dịch EMS trên khắp cả nước.