Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ chân trắng hiệu quả bất ngờ

Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ chân trắng hiệu quả bất ngờ
Publish date: Thursday. November 12th, 2015

Điều bất ngờ: Mô hình nuôi kết hợp này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận khá cao, ngay vụ nuôi đầu tiên.

Ông Tánh kể: Đầu năm 2014, Trạm Khuyến nông Gò Công Đông khảo sát, mời nông dân để phổ biến kế hoạch thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT.

Ban đầu ông ái ngại vì chưa thấy ai nuôi ghép hai loại tôm này với nhau, mà các nhà khoa học lại khuyến cáo nuôi TTCT với tôm sú phải có quy hoạch riêng, không nuôi TTCT chung cùng tôm sú, lây bệnh nguy hiểm cho tôm sú.

Qua nhiều lần thuyết phục, ông nhận lời làm thử nghiệm để xem xét khả năng thích nghi cũng như tìm hướng mới để có lãi, vì 3 năm qua ông nuôi TTCT không hiệu quả.

Khi triển khai mô hình, ông được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cặn kẽ quy trình nuôi cũng như những khâu chính cần xử lý định kỳ để phòng bệnh cho tôm nuôi.

Thả TTCT vào ao nuôi tôm sú khi tôm sú được 1 tháng tuổi với mật độ 24 con tôm sú/m2 và 5 con TTCT/m2.

Áp dụng quy trình nuôi tôm an toàn sinh học, sử dụng men vi sinh đảm bảo không tồn lưu hóa chất, kháng sinh cấm làm ảnh hưởng môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

Đồng thời, chọn tôm giống khỏe mạnh và đều cỡ Post 12 – 15 đã qua xét nghiệm PCR và được chứng nhận kiểm dịch.

Trong quá trình nuôi, định kỳ bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa, sử dụng men vi sinh trong quản lý môi trường ao nuôi; định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường (pH, t0, độ kiềm, NH3); được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quản lý môi trường và thức ăn trong suốt vụ nuôi.

Theo ông Tánh, sau 4 tháng 20 ngày thả nuôi, tính ra tổng chi phí cho ao nuôi 3.500 m2 là 175 triệu đồng; trong khi đó thu hoạch được 1.750 kg tôm cỡ 38 con/kg trong đó, 1.400 kg tôm sú bán 180.000 đồng/kg (250 triệu đồng) và 350 kg TTCT với giá bán 180.000 đồng/kg (63 triệu đồng) với tổng thu 315 triệu đồng; lãi 140 triệu đồng.

Qua quá trình nuôi nhận thấy màu nước trong ao nuôi không thay đổi nhiều.

Sử dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, ít thay nước thì tôm nuôi ít nhiễm bệnh hơn.

Với tỷ lệ nuôi ghép và thời gian thả này, trọng lượng TTCT và tôm sú khi thu hoạch tương đương nhau.

“Trước khi thực hiện mô hình này, ao nuôi tôm này đã bị bệnh 5 vụ liên tiếp”, ông Tánh nhấn mạnh.

Ông Trần Minh Chiến (cùng xã Phước Trung) cũng thực hiện mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT trên diện tích 5.000 m2 theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện Gò Công Đông; lãi 140,25 triệu đồng.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, mô hình nuôi tôm sú kết hợp TTCT tại hộ ông Phạm Văn Tánh cho năng suất bình quân 5 tấn/ha sau 4,5 tháng nuôi; lợi nhuận 400 triệu đồng/ha.

Mật độ 30 con/m2 (tỷ lệ ghép 80% tôm sú, 20% TTCT).

Chủ hộ chỉ tính lượng thức ăn dựa theo ước lượng tỷ lệ sống của tôm sú; TTCT chỉ ăn thức ăn thừa.

Quá trình nuôi cho thấy màu nước luôn ổn định, tôm ít bị bệnh và tôm thu hoạch có kích cỡ đồng đều hơn ở cả hai loại tôm.


Related news

Sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm thức ăn bổ sung cho cá Sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm thức ăn bổ sung cho cá

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng phụ phẩm khí sinh học (KSH) để nuôi cá đã làm tăng sự phát triển thủy sinh vật trong ao (các tảo, rong rêu, bọ nước…). / Làm phân bón

Monday. August 3rd, 2015
Côn trùng nguồn thức ăn bền vững cho thủy sản? Côn trùng nguồn thức ăn bền vững cho thủy sản?

Joelk. Bourne, JR, một nhà báo nổi tiếng của Natioanl Geographic từng khẳng định, dù nuôi cá ở đại dương hay đất liền, nguồn thức ăn bền vững luôn nhân tố quyết định. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra: Đâu mới là nguồn thức ăn thủy sản bền vững?

Monday. August 3rd, 2015
Một số lưu ý khi sử dụng cám gạo lên men trong hệ thống nuôi copefloc Một số lưu ý khi sử dụng cám gạo lên men trong hệ thống nuôi copefloc

Copefloc là một thuật ngữ dùng để chỉ một công nghệ nuôi tôm mới đang phát triển mạnh tại Thái Lan. Copefloc = Copepods + Biofloc là một công nghệ nuôi tôm sử dụng copepods (giáp xác chân chèo), các hạt biofloc và các động vật thân mềm sống đáy (giun nhiều tơ,…) như là một nguồn thức ăn chính yếu cho tôm nuôi và hoàn toàn không sử dụng thức ăn chế biến (thức ăn viên công nghiệp).

Monday. August 3rd, 2015
Cộng đồng sinh vật phù du trong hệ thống nuôi tôm độc canh, hệ thống tích hợp Biofloc Cộng đồng sinh vật phù du trong hệ thống nuôi tôm độc canh, hệ thống tích hợp Biofloc

Các tác giả đã thực hiện một nghiên cứu để đánh giá cộng đồng thực vật phù du trong một hệ thống tích hợp biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, Litopenaeus vannamei, và loài tảo đỏ, Gracilaria birdiae.

Monday. August 3rd, 2015
Cấu trúc và cơ chế đáp ứng miễn dịch của tôm sú Cấu trúc và cơ chế đáp ứng miễn dịch của tôm sú

Động vật không xương sống, trong đó có tôm chỉ phát triển hệ miễn dịch tự nhiên (innate immunity). Hệ miễn dịch tự nhiên chia ra làm hai hệ thống bảo vệ chính: miễn dịch tế bào (cellular barriers) và miễn dịch dịch thể (Humoral barriers).

Monday. August 3rd, 2015