Nuôi Tôm Càng Xạnh Tại Xã Thạnh Trị Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre
Thực hiện chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình nông thôn mới, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại vận động nông dân thành lập Tổ hợp tác Nuôi tôm càng xanh ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại.
Ngày 19 tháng 7 năm 2013, Tổ hợp tác Nuôi tôm càng xanh ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại đã tiến hành thả giống với số lượng 140.000 con/1,8 ha, cỡ giống 3 cm.
Đây là mô hình nuôi tôm càng xanh bán công nghiệp được áp dụng cho vùng qui hoạch ngọt hóa của huyện, việc thực hiện mô hình này làm thí điểm để người nuôi trong vùng chuyển đổi đối tượng nuôi (trước đây nuôi tôm sú nhưng kém hiệu quả) phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại địa phương.
Việc phát triển mô hình này vừa gần gũi với người nông dân, thời gian chỉ 4 tháng, chi phí thấp, ít rủi ro hơn tôm sú, tạo sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn một cách bền vững.
Mô hình thành công sẽ được nhân rộng ra toàn vùng tạo điều kiện cho người dân phát huy sáng kiến trong sản xuất, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Bộ NNPTNT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Đây là hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đầu tiên cho mắc ca phát triển tại Việt Nam. NTNN xin giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca theo hướng dẫn của Bộ để nông dân áp dụng vào sản xuất.
Tại Việt Nam, giống cây thanh long khá đa dạng: Ruột trắng vỏ đỏ, ruột trắng vỏ vàng, ruột đỏ vỏ đỏ, ruột tím hồng vỏ đỏ. Trong đó các giống có ruột màu có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao hơn ruột trắng. Qua quá trình sản xuất, nhiều nhà vườn có kinh nghiệm đã lựa chọn, sử dụng phân bón Văn Điển bón cho cây thanh long phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Sinh ra trong gia đình thuần nông, chị Trương Thị Miền, tổ 9, thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang (Gia Lai) từng nghĩ làm nghề nông may lắm cũng chỉ đủ ăn… Nhưng nay chị đã trở thành tỷ phú từ cái nghề mà chị từng coi là khó nhọc và vô vọng…
Vườn nhãn ghép của ông Xê đã được 3 năm, phát triển xanh tốt, tỷ lệ 99% kháng được bệnh chổi rồng. Ông Xê cũng đã thử nghiệm xử lý cho 10 cây ra trái, kết quả đậu sai, trái lớn, hạt nhỏ, cơm dày và rất thơm ngon.
Cứ khoảng giữa mùa mưa (từ hạ tuần tháng 6 âm lịch) hàng năm, người dân vùng Bảy Núi của tỉnh An Giang lại bắt đầu làm đặc sản khô nhái.