Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Hồ Tây

Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).
Tôm càng cơ thể dài 5 – 10cm, con lớn nặng 17 – 20g/con. Con đực có lớp vỏ dầy xù xì, chi càng thứ 2 to. Cỡ dài 3 – 4cm có 350 – 500 trứng; 6 – 7cm có 1.000 – 2.200 trứng, 7 – 8 cm có 2.500 trứng. Mùa sinh sản vào tháng 3 - 6 và tháng 8 – 10. Đẻ nhiều lần trong 1 năm. Suốt đời tôm sống ở nước ngọt, lớn lên trong quá trình lột xác nhiều lần, con đực thường lớn hơn con cái, tôm chỉ sống được 1 năm hoặc hơn 1 năm.
Kỹ thuật nuôi:
Nuôi ghép tôm càng trong ao nuôi cá mè.
Diện tích ao: 2.000 – 3.000m2, nước sâu 1 – 1,5m, chủ động lấy và thoát nước, nguồn nước sạch. Mật độ thả 30 – 40 con/m2 (cỡ 2 – 3g/con). Phải tẩy dọn khử trùng ao sạch trước khi thả giống. Cho ăn thức ăn trực tiếp các loại cám gạo, bột đậu xay, bã đậu. Ngày cho ăn 2 lần, sáng sớm và chiều tối. Lượng cho ăn bằng 5 – 7% trọng lượng tôm trong ao.
Quản lý ao: Bón lót phân ban đầu và định kỳ để cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm.
- Không để tôm bị nổi đầu.
- Ao nuôi ghép với cá mè vừa bón phân vừa cho ăn trực tiếp. Sau 5 tháng nuôi đạt năng suất tôm và cá 750 – 1.500kg/ha.
* Cách nuôi đơn giản hơn là thả tôm bố mẹ đã ôm trứng vào ao nuôi cá. Mật độ thả 4 – 5kg/ha. Trước khi thả thử vào giai đặt ở trong ao, tôm đẻ và nở xong vớt tôm mẹ đi, thả tôm con ra ao. Ao cũng phải được tẩy dọn (bón vôi với lượng 30kg/100m2); bón phân gây mầu, bằng phân hữu cơ đã ủ hoai (với lượng 45 – 75kg/100m2).
Chú ý:
- Chỉ nuôi tôm càng với cá không ăn động vật như: Cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá trôi. Tránh nuôi ghép tôm càng trong các ao nuôi cá chép, cá diếc, cá rô phi, cá vược, v.v… Ao nuôi tôm càng có thể ghép thêm trai ngọc nước ngọc để tận dụng quan hệ sinh thái cá – tôm – trai để nâng cao hiệu quả nuôi tổng hợp.v
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An mà đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười đang đẩy mạnh phong trào nuôi tôm càng xanh (TCX) trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ… và mô hình nuôi tôm trong mùa lũ. Đây là một điều đáng mừng, song cũng đáng lo ngại cho bà con nông dân trong việc phòng trị bệnh.

Nhằm giúp bà con nuôi tôm theo dõi sát diễn biến môi trường, dịch bệnh, sức khoẻ của tôm, để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, đem lai năng suất cao, từ đầu tháng 5 năm 2009 đến nay, Công ty Diên Khánh đã tổ chức 3 đoàn cán bộ, kỹ sư đến từng khu vực tiến hành kiểm tra tôm định kỳ cho bà con.

Khi tôm lớn hơn 10 g/con, dùng thức ăn CN từ 20 – 30% đạm, cho ăn 2 – 3 lần/ngày, kết hợp luân phiên với thức ăn tươi sống. (Kỹ thuật nuôi TCX trong ruộng lúa, PGs. TS Dương Nhật Long, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ).

Ở Cần Thơ nông dân xã Thạnh Mỹ, huyện Thốt Nốt xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh theo hình thức nuôi tôm luân canh để có được một vụ lúa đông xuân và một vụ tôm hè thu đảm bảo ăn chắc.

Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.