Nuôi Tôm Càng Xanh
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng nuôi quan trọng và phổ biến ở nước ngọt, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Độ mặn tốt nhất cho tôm giai đoạn ấu trùng là từ 10-12 phần ngàn. Các giai đoạn lớn hơn, tôm cần độ mặn thấp dưới 6 phần ngàn. Tôm giống và tôm lớn sống và tăng trưởng tốt nhất trong môi trường nước ngọt, tuy nhiên, độ mặn 2-5 phần ngàn tôm lớn tương đối nhanh hơn so với 0 phần ngàn. Do đó, tôm càng xanh có thể nuôi quanh năm ở khu vực nước ngọt và nước lợ (độ mặn Hiện nay, ở Bến Tre có hai hình thức nuôi: (1) nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa và (2) nuôi tôm càng xanh xen trong ruộng lúa.
- Đối với hình thức (1) có thể thả nuôi quanh năm.
- Đối với hình thức (2) thời điểm thả nuôi thích hợp là đầu tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm.
Con giống tôm càng xanh thả nuôi có 2 nguồn chủ yếu: con giống đánh bắt ngoài tự nhiên và con giống sản xuất nhân tạo ở các trại sản xuất giống thủy sản.
- Con giống đánh bắt ngoài tự nhiên đáp ứng tốt nhất cho hình thức nuôi (1) và (2). Tuy nhiên, sản lượng không nhiều nên khó có được số lượng lớn vì vậy không đáp ứng đủ nhu cầu cho người nuôi tôm.
- Con giống sản xuất nhân tạo có khả năng cung cấp số lượng lớn và cũng đáp ứng tốt cho hình thức nuôi (1) và (2) nếu nó được sản xuất tốt và đạt chất lượng. Con giống nhân tạo đạt chất lượng phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật sản xuất, nguồn thức ăn và các loại hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất,… Nên khi mua con giống tôm càng xanh, người nuôi tôm nên chọn mua ở các trại sản xuất con giống đáng tin cậy, có uy tín và chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Các loại bệnh chủ yếu của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thường xảy ra do việc xử lý nước kém, chăm sóc và điều kiện vệ sinh kém
Chọn lựa địa điểm a. Địa điểm sử dụng ao nuôi. Ao nuôi tôm càng xanh thường được xây dựng ở vùng gần kinh rạch nơi có thể trao đổi nước dễ dàng có thể bằng thủy triều hay máy bơm. Nói chung nguồn nước cần ổn định về c số lượng và chất lượng như 7-8, nhiệt độ 26-32oC và Oxy hòa tan > 3mg/L. Đặc biệt là không bị nhiễm bẩn bởi chất thi công nghiệp hay hóa chất trong nông nghiệp. Những khu vực nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (thấp hơn 10%o) vẫn có thể nuôi tôm càng xanh. Hầu hết các khu vực nước ngọt ở Nam Bộ (trừ các vùng bị nhiễm phèn) kể c ruộng lúa đều có thể nuôi tôm càng xanh tốt.
Nuôi tôm trong ruộng lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa Trồng Trọt và Thủy sản. Phương thức nuôi này không những làm giảm việc tranh diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm.
Bên cạnh tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh (TCX) đã và đang khẳng định được hiệu quả trong quá trình nuôi trồng; được nhiều người chọn nuôi, do ít rủi ro dịch bệnh và hiệu quả ổn định.
Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.