Những lưu ý trong phòng trị bệnh đóng rong trên tôm càng xanh
Do không tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không bảo đảm về số lượng tôm và chất lượng giống. Không kiểm soát được số lượng thức ăn thừa hay thiếu trong ao nuôi gây ô nhiễm môi trường nước hay khiến tôm suy dinh dưỡng hoặc gây nhiều bệnh tôm càng xanh nguy hiểm.
Trong ảnh: Bệnh đóng rong trên tôm càng xanh
Nguyên nhân gây bệnh trên tôm càng xanh
Do chất lượng nguồn nước nuôi tôm bị dơ bẩn. Do tôm càng xanh ăn không đủ chất lượng (độ đạm... cần thìết và số lượng. Do chế độ thay nước sạch cho tôm nuôi không bảo đảm. Do xây dựng nơi nuôi không đúng quy trình. Tạo điều kiện, cơ hội cho vi khuẩn và tảo phát triển gây bệnh tôm càng xanh.
Dấu hiệu và ảnh hưởng: Nhìn bên ngoài sẽ thấy lớp rong đóng khắp mình tôm, tôm chậm lớn chậm lột vỏ, ít di chuyển. Tôm ăn ít, bộ khung vỏ dầy bị đóng rong, ruột teo, càng lớn dài. Trao đổi oxy khó và chết khi hàm lượng oxy không cao.
Cách phòng và trị bệnh ở tôm càng xanh
Phòng bệnh: Khi chuẩn bị ao nuôi và sau mỗi vụ nuôi phải cải tạo đáy ao, quanh bờ ao triệt để. Đàm bảo trước lưu thông chảy thông suốt, nhất là nước ở khu vực đáy ao. Thức ăn cho tôm phải đảm bảo chất lượng. Quản lý chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật.
Để phòng bệnh đóng rong ở tôm càng xanh phải luôn giữ môi trường nước ao nuôi tốt, tránh sự lưu lại nhiều chất hữu cơ ở lớp bùn đáy ao. Khi phát hiện bệnh tôm càng xanh dùng phèn xanh hay formol để xử lý tôm bệnh.
Chuẩn bị ao và cải tạo ao nuôi tôm càng xanh cũng giống như nuôi các loại khác. Đầu tiên là phải chọn vị trí ao nuôi nên gần nguồn nước sạch để dễ dàng thay nước và cấp nước sạch khi cần thiết, đặc tính ăn của tôm càng xanh là động vật (cá, ốc, cua xay,...) dễ làm hỏng, thối nước.
Trị bệnh tôm càng xanh: Định kỳ 10 - 15 ngày một lần dùng Leolite bón xuống ao 7-10 kg/100 m2 ao nuôi tôm thịt sau 1 tháng nuôi. Dùng phèn xanh hoặc Formol tắm cho tôm bị bệnh.
Trên đây là một vài chia sẻ của các chuyên gia về bệnh đóng rong ở tôm. Hy vọng qua bài viết này người nuôi có thể hiểu thêm về một bệnh tôm càng xanh nguy hiểm để có các cách phòng và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một máy dò huỳnh quang có thể là một công cụ để kiểm tra độc tố trong thời gian thực trọng thuỷ sản có vỏ và giúp diệt trừ những loài có liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
Tôm càng xanh là một đối tượng nuôi khá phổ biến hiện nay, vì có tiềm năng rất lớn về xuất khẩu. Nghiên cứu gần đây cho thấy, mô hình nuôi tôm càng xanh biofloc
Hiện nay hình thức nuôi tôm càng xanh thương phẩm chủ yếu theo dạng quảng canh cải tiến nuôi trong ruộng lúa và bán thâm canh trong các diện tích nhỏ