Nuôi Tôm, Cá Bằng Thức Ăn Tự Nhiên
Sử dụng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước vùng đầm phá. Ở Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu (thị trấn Thuận An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) bà con ngư dân nuôi tôm, cá sử dụng thức ăn tự nhiên góp phần làm sạch môi trường nước.
Làm sạch môi trường
Năm 1995, người dân ở thị trấn Thuận An bắt đầu nuôi tôm. Do “mạnh ai nấy nuôi”, không tuân thủ theo kỹ thuật, khoảng 5 năm sau tôm nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh, chết trên diện rộng, nguồn nước ô nhiễm, người nuôi nợ nần chồng chất. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương trăn trở, tìm hướng giúp người dân phát triển thuỷ sản theo hướng bền vững. Sau những lần tham quan học hỏi từ các địa phương, mô hình nuôi xen ghép được xem là đối tượng nuôi thích hợp. Năm 2005, địa phương khuyến khích bà con chuyển sang nuôi xen ghép tôm, cua và cá, nhưng do mô hình nuôi mới nên người dân chưa mạnh dạn tham gia.
Việc nuôi trồng thủy sản cần có sự chung sức, chung lòng, Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu ra đời vào năm 2008 với 27 hội viên, diện tích nuôi trồng hơn 40 ha. Hội viên Phan Xuân vui mừng: “Trước đây, nghề nuôi trông thủy sản gặp nhiều khó khăn, lãi ít mà lỗ nhiều. Nhiều lần, gia đình tui định chuyển sang hướng làm ăn khác. May thay, năm 2005, ngành thủy sản và chính quyền địa phương hướng dẫn chuyển sang mô hình nuôi xen ghép. Hiệu quả không cao nhưng khá bền vững, về sau càng có kinh nghiệm nên lãi của năm sau cao hơn năm trước.
Năm 2012, gia đình thả nuôi 6 hồ xen ghép tôm, cá. Mô hình nuôi trồng thủy sản của gia đình tui không sử dụng thức ăn, tôm cá, chỉ ăn thức ăn tự nhiên như rong, cá tạp ở trong hồ. Nuôi theo mô hình này không những đầu tư ít, lãi nhiều mà còn giúp làm sạch môi trường nước. Năm 2012, gia đình lãi hơn 300 triệu đồng”. Tương tự, năm 2012 hội viên Nguyễn Hữu Tương, Nguyễn Trường cũng thu lãi trên 200 triệu đồng.
Ông Võ Diên, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu cho biết, “Từ đầu năm đến nay chi hội thu hoạch 14 tấn tôm, cá; 20 tấn rong câu, bán với số tiền 1,6 tỷ đồng, trừ mọi chi phí lãi hơn phân nửa. Mô hình nuôi xen ghép tôm, cá không sử dụng thức ăn không những giúp bà con ngư dân thu lãi cao mà còn góp phần làm sạch môi trường nước ở vùng đầm phá. Bên cạnh đó, còn cung ứng nguồn sản phẩm sạch được nhiều thực khách ưa thích”.
Hỗ trợ lẫn nhau
Giúp các hội viên phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, đầu vụ nuôi mỗi hội viên góp quỹ 3 triệu đồng, số tiền dùng để làm quỹ, nếu có rủi ro xảy ra chi hội sẽ trích tiền quỹ để dập dịch bệnh kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng. Anh Võ Qúy, Thư ký Chi hội nghề cá Cồn Hạc Châu, cho biết: “Trước đây, các hội viên trong chi hội chưa mạnh dạn đầu tư nuôi trồng thủy sản theo mô hình xen ghép.
Nhận thấy mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2010 các hội viên tự nguyện chuyển từ đọc canh con tôm sang nuôi xen ghép tôm, cá. Nuôi xen ghép vốn đầu tư ít, ban đầu chỉ cần 30-40 triệu đồng, sau khoảng 3 tháng nuôi có thể chọn những con lớn thu tỉa rồi thả bù. Chi hội có nguồn quỹ hơn 100 triệu đồng, nếu hộ nào khó khăn chi hội sẽ tạo điều kiện vay với lãi suất thấp”.
Hỗ trợ lẫn nhau trong nuôi trồng, đầu vụ nuôi chi hội tổ chức họp định kỳ các hội viên cùng nhau thảo luận, trao đổi nên mua giống ở đâu, đơn vị nào. Khi tôm nuôi xảy ra dịch bệnh chủ hộ phải xử lý trong ao sau đó mới xả ra ngoài. Nhằm tránh tình trạng được mùa mất giá và tạo sự đồng thuận cao, vào thời điểm tôm, cá đến mùa thu hoạch, các hội viên trong chi hội tổ chức họp để lấy ý kiến hộ nào có tôm, cá lớn hơn thì bán trước.
Hàng tuần, các anh em hội viên còn tập trung ở hội trường của chi hội chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về cải tạo ao hồ, cách chọn giống, cho ăn, chăm sóc... để cùng nhau nuôi trồng thủy sản có hiệu quả. Các hội viên còn động viên nhau đa dạng đối tượng nuôi, không nuôi một đối tượng trên nhiều diện tích, thả nuôi với mật độ vừa phải... tránh ô nhiễm môi trường, đầu ra cho sản phẩm được dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Đồng Nai là nơi phát triển mạnh về chăn nuôi. Do đó, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại cũng sớm hình thành và không ngừng phát triển. Từ hình thức sản xuất theo hướng gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của người chăn nuôi, ngày càng nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất, xây dựng thương hiệu riêng để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2015 toàn ngành nông nghiệp sẽ tập trung công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lĩnh vực nông sản nhằm mang lại sự yên tâm cho người dân. Công tác này đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Đồng Tháp (gọi tắt là Chi cục) đẩy mạnh ngay từ đầu năm.
Ông Lê Đinh Ba (SN 1960) ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng là một trong những gia đình vượt khó làm kinh tế giỏi tiêu biểu của huyện Tân Hồng.
Sau nhiều lần mất trắng vốn vì tôm bị dịch bệnh, anh Phan Thanh Thánh ở Bình Định đã tìm tòi, đầu tư bể lọc nước sạch làm từ san hô, than hoạt tính, cát sạch để nuôi tôm trên cát, thu lãi gần tỷ đồng một năm.
Đường dây nóng của Báo Quảng Nam vừa nhận thông tin phản ánh của một người dân về việc UBND xã Điện Tiến cho phép tư nhân khai thác tận thu nguồn đất tại các cánh đồng thuộc thôn 1 Châu Bí làm ảnh hưởng đến tầng đất canh tác lúa. Thực hư của vấn đề này ra sao?