Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Nuôi tôm biển VietGAP an toàn, lãi cao

Nuôi tôm biển VietGAP an toàn, lãi cao
Tác giả: Phương Bình
Ngày đăng: 30/09/2016

Trong ảnh: Thu hoạch và phân loại tôm VietGAP tại Thạnh Phú. Ảnh: M. Phương

Ông Kiệp là 1 trong 3 hộ nuôi tôm biển theo mô hình đạt chuẩn VietGAP do Chi cục Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Dự án AMD Bến Tre tài trợ. 3 hộ tham gia mô hình với 6 ao nuôi, tổng diện tích 1,2ha. “Tôm của tôi bán cao giá hơn thị trường khoảng 7.000 đồng/kg nhưng điều đó chưa thể xem là quan trọng nhất. Cái mà tôi hài lòng hơn cả là chi phí nuôi giảm khoảng 20%, trong khi việc chăm sóc tôm là khá an toàn cho sức khỏe của mình vì không dùng thuốc kháng sinh. Mặt khác, môi trường ao nuôi khiến tôi rất an tâm. Hơn nữa, việc chăn nuôi của mình không gây nguy hại cho môi trường lân cận” - ông Kiệp phấn khởi cho hay.

Hiện nay, các ao tôm còn lại của mô hình thí điểm này vẫn ổn định và chủ ao đang chờ giá cao hơn để thu hoạch.

Bà Trần Thị Kim Cương - Phó trưởng phòng Quản lý nuôi (Chi cục Thủy sản) cho biết, lúc thả giống, thời tiết diễn biến khá phức tạp, hơn nữa đây là vụ đầu tiên nên các kỹ sư khuyến cáo người dân nên thả nuôi với mật độ 65 con/m3 nước (thay vì mật độ 85 - 100 con như những hộ dân ở địa phương) nhằm giúp tôm có môi trường thuận lợi hơn để phát triển. Nuôi theo mô hình VietGAP, chi phí sản xuất thấp hơn khoảng 30% so với cách nuôi thông thường của người dân địa phương nên đây có thể đánh giá là một lợi thế. Hơn nữa, môi trường nuôi rất khó cho các dịch bệnh tấn công.

“Tuy bà con nông dân sẽ không được dự án hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, 50% chi phí máy móc thiết bị, cũng như các kỹ sư hướng dẫn kỹ thuật nữa nhưng chúng tôi kỳ vọng qua thành công mô hình này người dân địa phương sẽ tự nhân rộng. Và đương nhiên, phía Chi cục sẽ tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền cho nông dân về ý thức, năng lực quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, thân thiện với môi trường mà cụ thể là áp dụng theo chuẩn VietGAP để có những sản phẩm mà chi phí sản xuất thấp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường” - bà Cương khẳng định.

Tôm biển là một trong những đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của tỉnh  hiện nay. Hiện có hơn 45 ngàn héc-ta diện tích được quy hoạch trong lĩnh vực này, trong đó khoảng 7.500ha nuôi tôm biển thâm canh. Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của thị trường nhập khẩu tôm và tiêu dùng trong nước, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu, ngành nông nghiệp Bến Tre xác định phát triển nghề nuôi tôm biển thâm canh phải theo hướng nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn sạch. 

Tôm biển là 1 trong 8 sản phẩm nông sản chủ lực mà Nghị quyết số 03 của Tỉnh ủy hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.


Có thể bạn quan tâm

Ngư dân ra khơi, hải sản vẫn ế Ngư dân ra khơi, hải sản vẫn ế

Hội nghề cá Việt Nam vừa đề nghị Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) lập bản đồ vùng biển cấm ở 4 tỉnh miền Trung trong bối cảnh Bộ Y tế công bố các loài hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Trên thực tế, ngư dân tuy có đánh bắt, nhưng hải sản thì... chẳng ai mua.

30/09/2016
Đánh bắt, tiêu thụ hải sản 4 tỉnh: Lập bản đồ vùng biển cấm! Đánh bắt, tiêu thụ hải sản 4 tỉnh: Lập bản đồ vùng biển cấm!

Đó là ý kiến của Hội Nghề cá Việt Nam trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và các bộ ngành ngày 26.9 liên quan về những khuyến cáo của các Bộ Y tế, TNMT, NNPTNT trong việc việc đánh bắt, nuôi trồng, sử dụng hải sản 4 tỉnh miền Trung.

30/09/2016
Xã Thừa Đức (Bình Đại, Bến Tre): Tái sản xuất hàu thương phẩm Xã Thừa Đức (Bình Đại, Bến Tre): Tái sản xuất hàu thương phẩm

Sau đợt hàu thương phẩm tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại bị thiệt hại hơn 90% sản lượng, làm tổn thất hàng tỷ đồng, người dân địa phương đã trở lại nuôi hàu thương phẩm ven cửa sông với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình.

30/09/2016