Đánh bắt, tiêu thụ hải sản 4 tỉnh: Lập bản đồ vùng biển cấm!
Còn chung chung, mâu thuẫn
Trong ảnh: Người tiêu dùng khó nhận biết đâu là cá biển tầng đáy (ảnh minh họa). Ảnh: Đ.T
Trong tuần trước, các Bộ Y tế, TNMT, NNPTNT đã thông tin về chất lượng môi trường biển cũng như hướng dẫn cụ thể cho ngư dân đối với nuôi trồng, khai thác hải sản, giám sát an toàn thực phẩm hải sản và sản xuất muối.
Báo cáo Quốc hội về khắc phục sự cố môi trường do Formosa
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phân công các thành viên chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án luật phục vụ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, dự kiến khai mạc vào ngày 20.10.2016, bế mạc vào ngày 22.11.2016. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về việc khắc phục hậu quả do sự cố môi trường liên quan đến Formosa; chuẩn bị báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tuy nhiên, theo Hội Nghề cá Việt Nam, còn rất nhiều vấn đề cần được làm rõ hơn, chi tiết hơn. Cụ thể, trong công văn vừa gửi Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và các bộ ngành liên quan ngày 26.9, Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng: “Việc các bộ công bố vùng biển tầng đáy chưa an toàn còn chung chung và mâu thuẫn, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện. Hội Nghề cá đề nghị Bộ NNPTNT (Tổng cục Thủy sản) xây dựng bản đồ ven biển 4 tỉnh miền Trung chưa được phép khai thác cá tầng đáy. Bản đồ cần xác định rõ diện tích vùng biển, vĩ độ và kinh độ đường biên của vùng biển không an toàn, để ngư dân khi khai thác cá tầng đáy có thể nhận biết và không khai thác cá ở những vùng biển này. Bộ NNPTNT cần có biện pháp kiểm soát các tàu đánh cá của 4 tỉnh miền Trung và các tỉnh khác vào vùng biển cấm để đánh bắt thủy sản tầng đáy và theo dõi các tàu này về bờ bán cá tại cảng nào để ngăn chặn”.
Đại diện Hội Nghề cá Việt Nam lý giải, việc quản lý vùng biển mà hải sản tầng đáy chưa an toàn, chúng ta không thể chỉ quản lý ở 4 tỉnh miền Trung. Bởi nếu tàu thuyền vào đánh cá ở vùng biển không an toàn thuộc 4 tỉnh này, sau đó lại di chuyển sang các tỉnh khác để chuyển hàng xuống tiêu thụ thì sao? Chúng ta có thể dùng vệ tinh, thiết bị định vị để soi vùng biển, để biết số hiệu tàu và giám sát được toàn bộ số tàu đánh cá trong khu vực 4 tỉnh; đồng thời thông báo cho các địa phương khác nếu có tàu nào vào đánh bắt mà không đổ hàng ở cảng cá trong khu vực 4 tỉnh miền Trung, để có biện pháp kiểm tra chất lượng hải sản trước khi tiêu thụ.
Với biện pháp này, dù tàu cá đổ hàng ở bất cứ đâu, cũng sẽ buộc phải kiểm tra chất lượng hải sản trước khi tiêu thụ để tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Phát tờ rơi nhận biết cá biển tầng đáy
Đối với việc tuyên truyền cho người tiêu dùng, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị xây dựng “Tờ rơi nhận biết cá biển tầng đáy” với nội dung gồm: Tên loài thủy sản tiếng Việt (gồm tên phổ thông và tên địa phương), tên khoa học, kèm ảnh của các loài thủy sản sống ở tầng đáy và phân phát tài liệu này cho các cửa hàng ăn, người tiêu dùng và những người quan tâm.
Về thông tin của Bộ Y tế giao Cục An toàn thực phẩm sẽ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho từng lô hàng thủy sản do các tàu đánh cá thuộc 4 tỉnh miền Trung đánh bắt..., Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng việc giao nhiệm vụ như trên có 3 vấn đề không hợp lý: Không đúng với phân công nêu tại điều 62 và 63 của Luật An toàn thực phẩm; Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) có các chi cục tại từng tỉnh là đơn vị đang được giao thực hiện nhiệm vụ nêu tại Điều 63 của Luật An toàn thực phẩm, hoàn toàn có đủ khả năng và nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, việc kiểm soát cá tầng đáy không nên chỉ giới hạn là cá và phạm vi là các cảng thuộc 4 tỉnh miền Trung, mà cần xác định là thủy sản tầng đáy (cá, giáp xác, nhuyễn thể) khai thác tại các vùng biển cấm khai thác được cập cảng và bốc dỡ tại tất cá các tỉnh trên lãnh thổ Việt Nam.
Chính vì vậy, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị giao nhiệm vụ kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản 4 tỉnh miền Trung cho Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các cơ quan ngành dọc của Cục tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Trước những thông tin trên một số tờ báo cho rằng cá hồi nuôi là thực phẩm độc hại, có thể gây ung thư, mới đây Hội Nghề cá Việt Nam đã có những phản hồi chính thức về vụ việc.
Cá tra thì thu mua kích cỡ lớn, còn tôm thẻ chân trắng thì mua kiểu “quét sạch”. Kiểu thu mua “lạ đời” của cánh thương lái Trung Quốc trong thời gian gần đây khiến người dân và doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lâm vào cảnh khốn đốn.
Hội nghề cá Việt Nam vừa đề nghị Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) lập bản đồ vùng biển cấm ở 4 tỉnh miền Trung trong bối cảnh Bộ Y tế công bố các loài hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Trên thực tế, ngư dân tuy có đánh bắt, nhưng hải sản thì... chẳng ai mua.