Nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học
Tuy nhiên, người nuôi cá chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, coi trọng số lượng mà chưa thực sự chú ý bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường ao nuôi và dịch bệnh.
Trước thực trạng trên, tỉnh có định hướng phát triển nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học, mục tiêu đến năm 2015 quy hoạch 295 ha; năm 2020 là 750 ha. Để thực hiện được, hằng năm Chi cục Thủy sản xây dựng mô hình nuôi cá theo hướng an toàn sinh học tại Việt Yên, Tân Yên với diện tích hơn 70 ha.
Các hóa chất sử dụng chủ yếu là vôi bột, muối hạt, tỏi xay nhuyễn và đặc biệt là sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định các thông số môi trường trong ao; sử dụng chế phẩm sinh học, quạt nước để ổn định môi trường nước; ôxy luôn được duy trì với nồng độ cao, cá không bị ngạt, giảm thời gian nổi đầu, tăng quá trình trao đổi chất.
Chính vì thế, cá khỏe và hấp thu thức ăn tốt hơn. Trong suốt quá trình, người nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học EMINA để bổ sung các vi sinh vật có lợi, làm ổn định các thông số môi trường. Đây là điều kiện tốt giúp cá sinh trưởng và phát triển, hấp thụ thức ăn tốt, giảm chi phí đầu tư thức ăn, tăng lợi nhuận cho người nuôi.
Đặc biệt, thức ăn công nghiệp đưa xuống cho cá được kiểm soát và lấy mẫu xét nghiệm các dư lượng thuốc kháng sinh và hormon sinh trưởng, nấm mốc để khẳng định độ an toàn cho cá thương phẩm đầu ra. Việc lấy mẫu sẽ được thực hiện nhiều lần trong quá trình nuôi. Nguồn nước cung cấp cho ao nuôi được kiểm soát và quản lý chặt chẽ, đồng thời hằng tháng lấy mẫu nước trong ao đi phân tích các chỉ số ô nhiễm môi trường như: NO2, NH3…
Đây là điểm mới trong quá trình nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh. Mô hình này nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh, tạo ra sản phẩm an toàn, tiến tới phát triển thủy sản bền vững.
Qua thực tế sản xuất cho thấy, năng suất cá nuôi theo phương pháp an toàn sinh học đạt 15,2 tấn/ha; lợi nhuận đạt 120-140 triệu đồng/ha tăng khoảng 15% so với phương pháp thông thường.
Related news
Nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc ở Cái Bè (Tiền Giang) cũng đang cười tươi khi trái chín được các thương lái tìm mua tận vườn với giá hơn 40.000đ/kg. Ông Nguyễn Tấn Hoanh, ấp 1, xã Tân Thanh cho biết: Nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc đã nắm vững kỹ thuật, điều khiển cho cây ra trái rải vụ đều thắng lợi. Với giá bán từ 45.000 - 50.000đ/kg, trừ chi phí nhà vướn còn lãi 500 triệu đồng/ha. Đặc biệt, thời tiết năm nay thuận lợi đối với việc xử lý cho xoài ra hoa rải vụ nên chi phí giảm 1/2 so với năm trước.
Ông Thái Văn Chuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (BHS), cho biết thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất đường trong nước gặp khó khăn vì cung vượt cầu vì vậy, lượng đường tồn kho của cả nước vẫn còn trên nửa triệu tấn.
90% số hộ chăn nuôi ở Đồng Nai hiện đang nuôi gia công cho các DN nước ngoài, trong đó lớn nhất là C.P”, L., chủ một trại chăn nuôi ở Đồng Nai bộc bạch. Anh L. trước đây cũng từng làm chủ DN nhưng thị trường chăn nuôi quá bấp bênh, đầu ra không ổn định nên cuối cùng phải chấp nhận nuôi gia công cho C.P, lợi nhuận thấp hơn nhưng “thu nhập ổn định”.
Ông Hồ Quốc Nguyên - Giám đốc truyền thông Big C Việt Nam - cho biết, từ đầu năm tới nay, giá xăng giảm nhiều lần nhưng trên thực tế mỗi lần chỉ giảm ở mức vài trăm đồng nên các nhà cung cấp không điều chỉnh giá tương ứng. Tuy nhiên, lần giảm giá ngày 7/11 nhiều hơn nên siêu thị sẽ có công văn đề nghị nhà cung cấp xem xét lại mức giá hàng hóa hợp lý.
Tham dự hội nghị có PSG – TS Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Trần Phi Hổ. Về phía tỉnh Đồng Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Châu Hồng Phúc đến dự.