Nuôi Thủy Sản Nước Lợ Vẫn Còn Khó Khăn
Kết thúc quí 1-2013, tình hình dịch bệnh xảy ra đối với thủy sản nuôi ở các tỉnh ven biển ĐBSCL giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, một số nhà chuyên môn cho biết vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi chưa có biện pháp phòng, trị bệnh hữu hiệu cho hai đối tượng nuôi chủ lực là tôm và nghêu.
Tại hội nghị: “Giao ban nuôi trồng thủy sản các tỉnh ven biển ĐBSCL” được tổ chức tại Tiền Giang hôm 18-4, đại diện Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết tính đến thời điểm hiện nay, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi được trên 496.000 héc ta tôm sú và hơn 7.000 héc ta tôm thẻ chân trắng, trong đó, diện tích tôm sú đã thu hoạch đạt 27.000 héc ta và khoảng 500 héc ta tôm thẻ chân trắng với sản lượng đạt khoảng 27.000 tấn.
“Kết thúc quí 1 năm nay, dù diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cũng có khoảng 14.300 héc ta bị thiệt hại”, vị này cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết đến cuối tháng 3-2013, tại Tiền Giang có trên 850 héc ta nghêu nuôi của nông dân gặp dịch, thiệt hại trên 237 tỉ đồng, còn tại Bến Tre cũng có 295 héc ta nghêu nuôi bị thiệt hại.
Theo ông Điền, thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài, trong khi đó, mật độ thả nuôi ở các bãi nghêu quá dày là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghêu chết hàng loạt thời gian qua.
Nhiều đại biểu tham dự hội nghị này tỏ ra lo lắng khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để phòng, trị bệnh cho nghêu và tôm nuôi.
Ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục quản lý chất lượng nguồn lợi thủy sản TP.HCM cho biết: “Cuộc họp nào về con tôm, con nghêu, lúc nào các nhà chuyên môn cũng bàn về dịch bệnh và Việt Nam cũng có nhiều chuyên gia rất giỏi nhưng đến nay gần như chưa tìm thấy hướng giải quyết dịch bệnh cho những đối tượng này”.
Theo ông Vĩnh, tại sao cứ mãi đi tìm nguyên nhân xảy ra dịch bệnh mà không đi theo hướng tìm mô hình có quy trình nuôi mới, loại bỏ được những yếu tố bất lợi (sử dụng thuốc diệt giáp sát để xử lý ao nuôi, chất kháng sinh, môi trường ổ nhiễm…) mà các nhà chuyên môn đang khuyến cáo?
“Tôi được biết, hiện ở Bạc Liêu có mô hình nuôi tôm trong nhà đã 5 vụ liên tiếp không xảy ra dịch bệnh, đây có thể là hướng đi cho con tôm thời gian tới”, ông cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích cây mắc ca trồng mới từ đầu năm 2014 đến nay chỉ là một con số quá khiêm tốn trong tổng diện tích cây lâu năm trồng mới của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, theo nhận định của lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, trong thời gian tới, diện tích mắc ca của Lâm Đồng có khả năng tăng mạnh.
Ngày 26-7, tại xã Thành Hải, TP Phan Rang –Tháp Chàm (Ninh Thuận), Công ty TNHH Thông Thuận đã tổ chức kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và khánh thành nhà máy chế biến tôm xuất khẩu số 2 của Công ty, công suất 6.500 tấn thành phẩm/năm, với tổng mức đầu tư 13 triệu USD.
Khi đánh giá về kết quả phát triển thủy sản tại địa phương, đồng chí Chủ tịch UBND xã Điêu Lương (huyện Cẩm Khê) - nơi có trên 100 ha nuôi thủy sản cho biết: Mặc dù xã làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đất lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nhưng do ruộng đất ít nên quy mô chăn nuôi thủy sản vẫn nhỏ.
Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.
Đến xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội) qua khu Bãi Tạ (thôn Sảo Hạ) nếu như trước năm 2010 nơi đây là khu lò gạch, ngổn ngang những gò đất, hố sâu do lấy đất và những ống khói cao ngất hàng ngày xả khói ra môi trường, giờ đây khi thành phố có chủ trương cấm đốt, sản xuất gạch tại các khu vực này thì thay vào đó là các trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt đang đi vào hoạt động có hiệu quả.