Nuôi thỏ sinh sản thu nhập không nhỏ từ nghề phụ

Tuy nhiên, nhận thấy vẫn còn thời gian rảnh khi “nông nhàn”, anh Bằng mày mò tìm thêm thu nhập từ nuôi thỏ.
Mỗi ngày, anh dành khoảng 1,5 - 2 giờ chăm sóc 15 con thỏ sinh sản để nuôi thương phẩm. Từ đó, lợi nhuận sau khi trừ chi phí trung bình mỗi tháng 2,5 - 3 triệu đồng.
Anh Bằng thu mỗi tháng 2,5 - 3 triệu đồng từ nuôi thỏ
Anh Bằng cho biết: “Nuôi thỏ chi phí ban đầu không cao, khả năng quay vòng vốn nhanh.
Thỏ 5 tháng tuổi có thể phối giống và đẻ nhiều.
Hằng năm, thỏ sinh sản khoảng 7 - 8 lứa/con, mỗi lứa trung bình 8 con.
Số thỏ thịt thương phẩm hằng năm anh xuất bán từ 750 - 900 con, trung bình thỏ đạt 2,5 - 3kg/con, giá 80 ngàn đồng/kg.
Nhờ đó, tổng thu từ thỏ của hộ anh Bằng sau khi trừ chi phí không dưới 30 triệu đồng/năm.
Thỏ được nuôi nhốt và ăn cỏ, lá cây kết hợp với cám hỗn hợp nên có thể tận dụng thức ăn có sẵn.
Nuôi thỏ không tốn nhiều diện tích, công sức và chi phí thuốc trị bệnh.
Nếu biết sử dụng thức ăn hợp lý và thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh định kỳ.
Nuôi thỏ còn cung cấp phân bón cho cây trồng”.
Hiện có nhiều hộ dân trong xã đến học hỏi kinh nghiệm nuôi thỏ của gia đình anh Bằng và được anh hướng dẫn nhiệt tình từ chọn giống đến chăm sóc, vệ sinh và thị trường tiêu thụ.
Theo anh Bằng, nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ trên thị trường hiện vẫn rất rộng, trong khi người nuôi thỏ không nhiều và nguồn cung không dồi dào như heo, gà.
Người chăn nuôi phải đam mê, chịu khó, kiên nhẫn và không ngừng học hỏi kinh nghiệm để chăm sóc thỏ đúng kỹ thuật nhằm tối ưu hóa giá trị sản xuất.
Bên cạnh đó, phải tự chủ về con giống, vừa bảo đảm an toàn dịch, bệnh vừa giảm thiểu chi phí đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu họach rộ vụ lúa Thu Đông với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Ở vụ này, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật canh tác của ngành nông nghiệp khuyến cáo nên năng suất lúa đạt bình quân gần 6 tấn/ha, tăng 0,3 tấn ha so cùng vụ năm ngoái

Trong hai ngày 9 và 10.4, Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Duy Lượng đã đến làm việc với một số địa phương, doanh nghiệp, hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi... của tỉnh Bạc Liêu.

Trong khi ở nhiều địa phương, rắn hổ hèo vẫn còn là mô hình mới và khó tìm đầu ra thì tại xã Phú Bình, huyện Phú Tân (An Giang) hàng chục hộ nông dân đã và đang mở rộng mô hình này với nhiều tín hiệu khả quan. Không chỉ giúp các hộ ăn nên làm ra, mà nghề nuôi rắn còn được kết hợp với nuôi cá sấu thịt theo quy mô trang trại, cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Với một cái bè 16m2 được thiết kế rất đơn giản (chiều dài 4m, chiều ngang 2m và chiều cao 2m) đặt xuống lòng kênh Đồng Tiến phía trước nhà, vào cuối năm 2009, ông Lâm thả tổng cộng 50kg cá chình giống vào bè nuôi. Trước khi thả cá giống, ông vệ sinh bè sạch sẽ bằng vôi bột rồi ngâm dưới mặt nước nhiều ngày

Vụ đông vừa qua, người dân xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) thất thu bởi giá hành tây quá thấp. Giờ su hào cũng rơi vào thảm cảnh với giá chỉ 300 đ/củ.