Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi thỏ lãi to nhờ chủ động nguồn thức ăn

Nuôi thỏ lãi to nhờ chủ động nguồn thức ăn
Publish date: Tuesday. November 24th, 2015

Ông Lê Công Chiến (trái) giới thiệu về mô hình nuôi thỏ sinh sản.

Còn nhớ, hồi đầu tháng 10.2013, ông Chiến được vay ưu đãi 10 triệu đồng từ Hội Cựu chiến binh xã để xây dựng mô hình nuôi thỏ.

Với số vốn vay được, ông mua 20 con thỏ giống gồm 17 con cái và 3 con đực.

Từ những con thỏ giống đầu tiên, ông Chiến đã nhanh chóng gây được đàn thỏ sinh sản.

Hơn 1 năm nay, trung bình mỗi tháng, ông Chiến xuất chuồng 160 - 200kg thỏ thịt, với giá từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 10 triệu đồng.

Ngoài bán thỏ thịt thương phẩm, ông Chiến còn bán thỏ giống cho các hộ trong và ngoài xã.

Nhiều hộ nuôi thỏ theo gia đình ông Chiến đến nay đã có thu nhập ổn định hàng tháng.

Hiện tại, ông Lê Công Chiến đang nuôi trên 10 con thỏ đực giống, 30 con thỏ cái sinh sản và 85 con thỏ thịt.

Đàn thỏ của ông Chiến đang phát triển tốt và không đủ cung cấp cho thị trường cả về thỏ giống và thỏ thịt thương phẩm.

Theo ông Chiến, tuy ở đồng bằng, nhưng nguồn thức ăn của thỏ không hiếm.

Đó là rau muống, rau lang, cỏ…Ông Chiến trồng khoảng 500m2 rau muống để có nguồn thức ăn cho thỏ thường xuyên.

Ông còn thiết kế hệ thống ròng rọc để khi cắt rau muống xong vô bao, móc vào ròng rọc đưa đến tận chuồng nuôi thỏ.

Mỗi ngày, ông cho thỏ ăn 2 lần.

Khi thỏ đẻ, ông cho thỏ ăn thêm lúa và vệ sinh chuồng nuôi mỗi ngày; phun thuốc sát trùng chuồng 1 tuần một lần.

Thỏ nuôi khoảng 3 tháng là đẻ.

Mỗi lứa đẻ từ 5 - 8 con.

Nuôi từ 1 - 1,5 tháng thì bán thỏ giống, với giá dao động 50.000 - 75.000 đồng/con; còn nuôi trên 2 tháng thì bán thỏ thịt.

Ông Chiến chia sẻ kinh nghiệm: “Thỏ đẻ và nuôi con từ 15 - 20 ngày thì cho phối giống lại và hơn 30 ngày sau là đẻ tiếp vì thế việc nhân đàn rất nhanh. Nuôi thỏ, quan trọng là chủ động được nguồn thức ăn và vệ sinh chuồng trại sạch thì đảm bảo thành công…”.


Related news

Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó! Trao “Cần Câu”... Vẫn Khó!

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!

Wednesday. September 24th, 2014
Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch Nỗ Lực Tìm Đầu Ra Cho Con Ếch

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.

Wednesday. September 24th, 2014
Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Wednesday. September 24th, 2014
Hành Trình Ra “Biển Lớn” Hành Trình Ra “Biển Lớn”

Vừa qua, tại buổi tọa đàm “Những vấn đề đặt ra đối với hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững của nước ta trong tình hình mới” (do UBND tỉnh Đồng Tháp, Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP. Cao Lãnh), thông qua những tham luận, trao đổi, các chuyên gia nhận định các địa phương cần chuẩn bị hành trang vững chắc cho việc vươn mình ra “biển lớn” - hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tiến tới tái cơ cấu kinh tế.

Wednesday. September 24th, 2014
Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Mạnh Dạn Tái Đàn Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Mạnh Dạn Tái Đàn

Hiện nay, người chăn nuôi trong tỉnh đang tích cực tái đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm cung ứng cho thị trường cuối năm. Ðiều đáng mừng là sau thời gian dài giảm giá, hiện giá sản phẩm GSGC đang hồi phục.

Wednesday. September 24th, 2014