Nuôi Thỏ

Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk triển khai đề án “Chăn nuôi thỏ gia đình theo mô hình làng nghề” tại buôn Prông B, TP.Buôn Ma Thuột với hơn 100 hộ tham gia.
Từ mức hỗ trợ ban đầu 5 thỏ cái hậu bị và 1 thỏ đực giống cho mỗi hộ, sau 2 năm triển khai cả buôn Prông B đã có gần 5.000 con thỏ. Anh Y Wih Eban- Buôn trưởng buôn Prông B cho biết “Ngoài 3 hộ nuôi thỏ NewZealand là gia đình ông YbHiu Niê, Y Mai Niê và YTullul Niê thì hầu hết các hộ đều nuôi thỏ nội. Loại thỏ nội rất dễ nuôi, khả năng thích nghi cao, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chống đỡ bệnh tật rất tốt.. mỗi lứa xuất chuồng có hộ thu về tới 10 triệu đồng”.
Gia đình ông Y Mai Niê nuôi cả 2 loại thỏ NewZealand và thỏ nội, vừa xuất bán thỏ giống, trong chuồng vẫn còn gần 100 con. Ông cho biết, năm 2009 bắt đầu nuôi thỏ thịt và nhân giống, đến năm sau thì xuất thỏ giống được gần 20 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 10 triệu. Với ông đây là một thu nhập khá cao vì đầu tư vốn ban đầu và công sức không nhiều.
Ông Y Mai Niê cho biết thêm, người mới nuôi thỏ nên nuôi thỏ thịt dễ hơn thỏ sinh sản, kỹ thuật nuôi đơn giản, công đoạn chăn nuôi ngắn, chỉ 60-80 ngày/lứa, mỗi con đạt trọng lượng trung bình từ 2,8-3 kg. Thỏ mẹ mỗi lứa đẻ 5-7con, mỗi năm đẻ 6-8 lứa, nếu nuôi thịt như vậy mỗi năm một thỏ mẹ có thể cho khoảng 110-120 kg thịt hơi, với giá bán hiện nay khoảng 60.000 đ/kg thì người nuôi thu được gần 7 triệu, trừ chi phí còn lãi trên 5 triệu đồng.
“Nuôi thỏ ít tốn kém và nhàn hơn gia súc khác. Mỗi ngày chỉ cần tận dụng từ 2-3 giờ chăm sóc, vệ sinh chuồng trại. Nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng rau, cỏ trong vườn. Người nuôi phải chú ý khâu cơ bản như chọn giống, phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời, đúng kỹ thuật, chế độ ăn uống phải sạch và đủ chất dinh dưỡng. Nhờ làm tốt quy trình đó nên năm nào ông cũng xuất những đàn thỏ giống mập mạp, có sức đề kháng tốt và luôn được khách hàng tin tưởng”, ông YbHiu Niê chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11-8-2014 vừa qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chính thức cho phép sử dụng bốn giống bắp biến đổi gen (BĐG) làm thức ăn cho người và cho động vật tại Việt Nam nhưng việc cho trồng hay không là quyết định cuối cùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, cây rau pó xôi đã phát triển tốt trong khu vườn của gia đình anh Nguyễn Văn Thi ở xã Lát, Lạc Dương (Lâm Đồng). Với diện tích hơn 1ha trồng trong nhà kính, mô hình trồng rau pó xôi sạch này đã mang về cho gia đình anh Nguyễn Văn Thi tiền tỷ mỗi năm.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh Cao Bằng đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.

Hàng trăm hộ nông dân ở huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) đã tự nguyện liên kết với nhau mở rộng diện tích trồng chuối để hình thành vùng SX tập trung.

Những ngày này, nông dân ở ấp Thạnh An và Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh đang thu hoạch cuối vụ mùa khóm nghịch. Điều làm người dân phấn khởi là giá khóm đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.