Nuôi Thí Điểm Thành Công Hươu Lấy Nhung Ở Ba Lòng (Quảng Trị)

Bằng nguồn vốn hỗ trợ vay từ Hội Nông dân xã, đến nay một số mô hình nuôi hươu lấy nhung thí điểm được thực hiện tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Không chỉ có thế mạnh về các mô hình kinh tế như trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm mà hiện nay, nhiều mô hình kinh tế đặc biệt như nuôi cá nước ngọt, nuôi ong lấy mật và gần đây là mô hình thí điểm nuôi hươu lấy nhung của nông dân Ba Lòng thành công đã mở ra hướng làm giàu mới cho người dân.
Bằng nguồn vốn vay hỗ trợ từ Hội Nông dân xã, năm 2009, anh Nguyễn Văn Tý ở thôn Tân Trà, xã Ba Lòng đã tình nguyện đi đầu trong việc thí điểm nuôi hươu lấy nhung của xã. Với số vốn khởi đầu 12 triệu đồng anh mua một con hươu về chăn nuôi theo đúng kỹ thuật hướng dẫn, chỉ sau một năm con hươu của anh đã cho thu hoạch với 2 lần lấy nhung, số tiền thu được trên 20 triệu đồng. Có tiền trả đủ vốn vay, anh tiếp tục mua thêm 2 con.
Đến nay sau gần 4 năm với nghề nuôi hươu anh đã có được cuộc sống kinh tế khá. Từ thành công đó, đến nay trên địa bàn xã Ba Lòng đã nhân rộng được thêm 2 mô hình nuôi hươu lấy nhung.
Ông Phan Minh Lộc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ba Lòng cho biết: “Mô hình nuôi hươu lấy nhung không khó như nuôi trâu, bò, không cần chăn thả ngoài đồng, nguồn thức ăn lại rất đơn giản, dễ kiếm như rau khoai, cỏ voi và những loại rau cỏ khác... Chính cách nuôi đơn giản đó đã tạo nguồn thu nhập khá cao và dễ áp dụng cho người nuôi ở miền núi. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình này để góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng cho người dân”.
Related news

Tại Hội thảo “Định hướng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong thời kỳ suy thoái kinh tế” do Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch-Đầu tư) tổ chức vừa qua, các chuyên gia kinh tế đã phân tích, nhận định, dù tỉnh có nhiều lợi thế nhưng cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện nên các doanh nghiệp vẫn chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản.

Hiện tại, không thiếu mô hình doanh nghiệp (DN) liên kết với nông dân trong sản xuất, bao tiêu nông sản. Nhưng trong thực tế, nhiều mô hình liên kết này thiếu tính bền vững. Nông dân sẵn sàng phá vỡ cam kết bán sản phẩm ra ngoài khi giá thị trường cao hơn, DN không thực hiện đúng các cam kết trong bao tiêu khi thị trường bất lợi.

Trong nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không được xử lý tốt sẽ bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa, xác chết, chất thải của các đối tượng nuôi…

Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc vừa chỉ đạo Sở TN-MT, UBND các huyện Đông Hòa, Tuy An, TX Sông Cầu và TP Tuy Hòa xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất nuôi tôm trái phép.

UBND tỉnh vừa quyết định phân bổ hơn 13 tỉ đồng để các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trong năm 2014.