Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Sò Huyết Xen Canh Trong Vuông Tôm

Nuôi Sò Huyết Xen Canh Trong Vuông Tôm
Ngày đăng: 07/03/2015

Những ngày qua, người nuôi sò huyết ở Cà Mau rất phấn khởi bởi giá sò thương phẩm đang ổn định ở mức từ 60.000 - 100.000 đồng/kg…

Làm chơi ăn thiệt

Từ năm 2006, người dân địa phương tình cờ phát hiện dưới dòng nước đặc quánh phù sa của kinh Xáng Đông Hưng (xã Đông Thới, H.Cái Nước) có nhiều sò huyết tự nhiên, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Sò lớn được bà con thu hoạch bán cho thương lái, sò nhỏ được vài hộ dân thu gom rồi thả vô vuông tôm. Việc sò tự nhiên nuôi xen canh trong vuông tôm sú lớn rất nhanh đã mở ra cơ hội mới cho người dân Đông Thới. Nhiều hộ dân bắt đầu thả sò giống nuôi thử rồi dần dà phát triển sang xã Trần Thới lân cận...

Gia đình ông Nguyễn Văn Tám, ở đầu kinh Thầy Tư, là một trong những hộ đầu tiên nuôi sò huyết thành công ở xã Đông Thới. Chỉ có 6 công đất vuông tôm quảng canh nhưng sau gần 7 năm nuôi sò huyết, gia đình ông Tám từ chỗ chỉ đủ ăn giờ đã sang, cố thêm được trên 9 công đất để nuôi tôm và sò huyết, trở thành hộ giàu của địa phương. Hiện gia đình ông Tám đang chuẩn bị khởi công xây dựng căn nhà mới. Ông Tám cho biết: “Nuôi sò huyết không bao giờ bị lỗ, tệ lắm cũng “một vốn bốn lời”. Con tôm có thất thì cũng còn con sò gỡ lại”.

Ông Nguyễn Văn La, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư xã Đông Thới, cho biết toàn xã hiện có trên 2.000 ha nuôi sò huyết xen canh với các loài thủy sản khác, không ít hộ chuyên canh nuôi sò mật độ cao (khoảng 50 con/m2), tập trung nhiều ở 2 ấp Kinh Lớn và Khánh Tư. Theo Phòng NN-PTNT H.Cái Nước, đến nay, sò huyết nuôi xen canh với tôm, cua trong vuông đã trở nên phổ biến ở xã Đông Thới và Trần Thới với tổng diện tích trên 6.600 ha.

Hỗ trợ nông dân

Thời gian qua, ngành chức năng H.Cái Nước tổ chức nhiều lớp tập huấn giúp bà con nắm được kỹ thuật nuôi, giảm rủi ro, tăng hiệu quả. Cuối năm 2012 và đầu năm 2013, chính quyền xã Đông Thới cũng thành lập được 2 tổ hợp tác nuôi sò huyết thương phẩm ở ấp Khánh Tư lấy tên là Như Ý và tổ hợp tác nuôi sò huyết ở ấp Kinh Lớn, lấy tên là Nhà Thính B với trên 30 tổ viên tham gia nuôi sò mật độ cao, diện tích hơn 25 ha.

Theo ông Danh Văn Đô, Tổ trưởng Tổ hợp tác Như Ý, dù chưa chiết tính được cụ thể năng suất nhưng theo nhẩm tính kiểu nhà nông của ông, bình quân thả 1 kg sò giống sau khi nuôi từ 6 - 12 tháng sẽ thu hoạch được từ 8 - 10 kg sò huyết thương phẩm. “Nếu nuôi mật độ vừa phải thì 1 ha thả được khoảng 200 kg sò giống (loại sò tiêu từ 1.000 - 2.000 con/kg).

Sau 12 tháng sẽ thu hoạch, giá bán từ 60.000 - 100.000/kg, mỗi ha nuôi sò sau khi trừ chi phí (khoảng 50.000 đồng/kg sò giống), người nuôi sò còn lời không dưới 100 triệu đồng. Đó là chưa tính nguồn thu từ con tôm, con cua, con cá”, ông Đô tiết lộ.

Theo Phòng NN-PTNT H.Cái Nước, hiện người nuôi sò huyết tại địa phương phụ thuộc vào nguồn giống thu gom từ các hộ khai thác tự nhiên trên dòng kinh xáng Đông Hưng nên rất hạn chế vì phụ thuộc thời vụ.

Tuy nhiên, nuôi sò huyết xen canh là một trong những mô hình nuôi hiệu quả vì vốn đầu tư ít, không tốn tiền mua thức ăn cho sò và không tốn công chăm sóc. Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng phòng NN-PTNT H.Cái Nước, khuyến cáo: “Để nuôi sò đạt hiệu quả như mong muốn, bà con nên thả sò giống vào những tháng có độ mặn cao, phù hợp nhất là thời điểm sau Tết Nguyên đán và nên thường xuyên tháo nước ra vào trong vuông tôm để có thêm phù sa, vì sò là loài ăn lọc”.


Có thể bạn quan tâm

Bộ Trưởng Nông Nghiệp Philippines Bị Tố Tham Ô Khi Nhập Gạo Việt Nam Bộ Trưởng Nông Nghiệp Philippines Bị Tố Tham Ô Khi Nhập Gạo Việt Nam

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines - Proceso Alcala vừa bị cáo buộc "đi đêm" với Tổng công ty Lương thực miền Nam của Việt Nam (Vinafood 2) trong hợp đồng cung cấp 800.000 tấn gạo.

14/06/2014
Mùa Trái Chín Mùa Trái Chín

Dường như được thiên nhiên ưu ái, mảnh đất Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vùng chuyên canh cây ăn trái với nhiều loại trái cây thơm ngon mang đặc trưng Nam bộ, như: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít, xoài, dâu…

07/07/2014
Kết Quả Sau 3 Năm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa Kết Quả Sau 3 Năm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Hồ Chứa

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Nam xây dựng thí điểm mô hình nuôi cá diêu hồng lồng tại đập phụ gần cửa xã nước hồ chứa Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc) với quy mô ban đầu là 100 m3 được chia làm hai lồng với tổng kinh phí đầu tư 54 triệu đồng.

16/06/2014
Muối Trúng Mùa, Được Giá Muối Trúng Mùa, Được Giá

Giữa trưa, trong cái nắng chói chang của mùa hè, trên đồng muối thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận (Tuy Phước) hàng chục diêm dân đang mải miết lao động, người cào, người gánh, người vận chuyển muối lên xe đưa đi tiêu thụ, tất cả đều rất hối hả.

07/07/2014
Hiệu Quả Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh Hiệu Quả Vùng Nuôi Tôm Biển An Toàn Dịch Bệnh

Trong vụ nuôi tôm biển năm 2014, tại xã An Đức (Ba Tri - Bến Tre), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cùng với doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khanh đồng phối hợp thực hiện liên kết xây dựng vùng nuôi tôm biển an toàn dịch bệnh (ấp Giồng Xoài - An Đức), với quy mô 100ha, trong đó có 65ha mặt nước, gần 150 hộ tham gia.

16/06/2014