Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Hướng Đi Bền Vững Ở Cà Mau
Ông Đoàn Công Tránh, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi (Cà Mau), khoe: “Năm nay sò cũng được, tôm cũng có lý”. Mô hình nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm đang mang về giá trị kinh tế cho người dân huyện Đầm Dơi.
Từ những hộ tiên phong đầu tiên vào những năm 2008 - 2009, đến nay, mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm được nhân rộng khắp các xã của huyện Đầm Dơi và trở thành nguồn thu chính của người dân.
Ông Tránh cho biết thêm: Chỉ 1 ha đất nuôi tôm sử dụng nuôi sò, mỗi năm mang về thu nhập không dưới 30 triệu đồng, so ra chẳng thua con tôm. Thu nhập từ con sò huyết cộng với nguồn thu từ tôm sú rất hấp dẫn đối với người dân.
Về kỹ thuật nuôi sò huyết kết hợp trong vuông tôm thành công, ông Tránh chia sẻ: Nuôi sò huyết trong vuông tôm rất đơn giản. Để sò mau lớn, việc lấy nước thường xuyên là kỹ thuật quan trọng nhất. Mục đích là lấy nước phù sa nhiều để cung cấp dinh dưỡng cho sò.
Đặc biệt, khi sò được 1 tháng phải xả nước cho khô mặt, phơi vài ngày để tiêu diệt rong cho sò bám đất và hấp thu ánh nắng mặt trời. Chỉ cần đáp ứng được những khâu trên, mô hình này chắc chắn sẽ mang lại thu nhập cao.
Trên thực tế, nuôi sò huyết trong vuông tôm đang mang lại thu nhập cao cho người dân. Tuy nhiên, điều người nuôi sò luôn trăn trở là giá cả không biết rồi có rơi vào tình cảnh được mùa trúng giá như các loại khác hay không.
Đồng thời, nguồn giống địa phương hiện nay không đủ để cung ứng cho người nuôi mà phải sử dụng giống nhập tỉnh từ Bến Tre, Trà Vinh và một số tỉnh khác.
Nông dân Nguyễn Văn Đáng trăn trở: “Không biết tới đây sò huyết có “hát” lại điệp khúc được mùa rớt giá hay không, và nguồn giống từ các tỉnh khác liệu có phù hợp với đất của mình không”.
Ngoài việc cải thiện kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế của địa phương, sò huyết nói riêng và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói chung còn có tác dụng cải tạo môi trường nước.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Thái, Trung tâm Giống thuỷ sản Nam Bộ nhận định, không như các loài khác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ ăn bằng cách lọc các loài thực vật phù du ở đáy.
Ngoài ra, các loài động vật có vỏ này thường cải thiện chất lượng nước bằng cách lọc bùn cát và chất dinh dưỡng dư thừa. Do đó, đây là các loại có khả năng cải tạo môi trường nước rất tốt.
Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc nuôi sò huyết trong vuông tôm, ông Tránh chia sẻ, kể từ khi tiến hành thả nuôi sò huyết, tình trạng tôm chết cũng được cải thiện hơn.
Ngoài nguồn thu từ con tôm, sò huyết cũng góp phần cải thiện cuộc sống gia đình rất nhiều. Đây thật sự là mô hình bền vững cho người dân trong thời gian tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian qua, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai sâu rộng và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nhờ đó nguồn vốn vay được đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nhân dân nhất là địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Phát triển rộng khắp ở cả khai thác lẫn chế biến hải sản, nghề cá ở xã ven biển xã Duy Hải (Duy Xuyên) đã giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.
Thực hiện Công điện số 09/CĐ-UBND ngày 30-7-2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015. Thời gian qua, toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra tình hình sâu bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn các huyện, thành, thị từ ngày 30/7 - 7/8, làm việc cả thứ 7, chủ nhật.
Bán một sọt ổi không đủ ăn tô phở, bán một sọt chanh không đủ tiền mua ổ bánh mì, khoai lang bỏ đống ngoài đồng, thanh long bán rẻ như cho… là tình cảnh của nông dân ĐBSCL hiện nay. Không phải từ bây giờ, mà tín hiệu trục trặc của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ nhiều năm qua.
Ngày 15-8, tại TPHCM, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), Công ty TNHH De Heus và Công ty Fresh Studio Innovations Asia (DHFS - Safe Pork) ký biên bản hợp tác thiết lập chuỗi giá trị thịt heo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.