Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ong Lấy Mật - Nghề Làm Giàu

Nuôi Ong Lấy Mật - Nghề Làm Giàu
Ngày đăng: 17/05/2012

Mô hình nuôi ong trang trại của gia đình anh Hà Ngọc Tĩnh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) cho thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.

Vốn ít, đất ít và không mất nhiều nhân lực là những ưu điểm của nghề nuôi ong. Tỉnh Sơn La có thảm thực vật đa dạng, phong phú thuận lợi cho nghề nuôi ong. Những năm qua, từ việc kết hợp kinh nghiệm nuôi ong dân gian với khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu. Trong đó có không ít người đã trở thành tỷ phú ong mật.

Ông Trịnh Văn Bột ở tổ 1, phường Quyết Thắng (Sơn La) – người có thâm niên hơn chục năm gắn bó với nghề nuôi ong. Ngày mới khởi nghiệp, ông gặp không ít khó khăn, bởi nuôi ong cần sự chăm chút khéo léo và kinh nghiệm. Ông Bột chia sẻ: “Khó nhất là Sơn La mùa đông lại kéo dài hơn, nên gặp khó khăn trong việc giữ đàn. Ngoài ra, ong thường dễ bị nhiễm bệnh, nếu thời tiết không phù hợp ong có thể mắc bệnh bại liệt, tiêu chảy, hay bị nhiễm độc… nếu không phát hiện và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời thì dễ lây lan dẫn đến mất luôn cả đàn”. Sau nhiều năm gắn bó với nghề, ông Bột đã có nhiều kinh nghiệm hay trong việc chăm nuôi ong lấy mật như: cách chắn gió trong mùa đông, di dời đàn ong theo từng vụ hoa… Hiện, gia đình ông đang nuôi 120 đàn ong, mỗi năm thu trên dưới 6 tấn mật, trị giá trên 300 triệu đồng. Hộ có quy mô nuôi ong lớn nhất, nhì tỉnh hiện nay phải kể đến anh Lê Văn Phương ở tiểu khu 64, thị trấn Nông trường Mộc Châu với 1.300 đàn, mỗi năm cho thu gần 40 tấn mật và 6 tấn phấn hoa doanh thu đạt hơn 2,5 tỷ đồng/năm. Hay hộ anh Lù Kiên Đoan, bản Nà Hạ 2, xã Chiềg Mung (Mai Sơn) cũng là một trong những triệu phú ong mật với doanh thu mỗi năm đạt hàng trăm triệu đồng…

Nghề nuôi ong trên địa bàn tỉnh đang phát triển mạnh. Hiện có khoảng 30.000 đàn ong, trong đó có trên dưới 20.000 đàn ong ngoại. Sản lượng mật hàng năm bình quân đạt 750 tấn và 50 tấn phấn hoa… Đây là sản phảm đặc sản của tỉnh, mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Trao đổi với chúng tôi về hướng phát triển nghề nuôi ong và duy trì thương hiệu ong mật Sơn La, ông Hồ Văn Sâm, Phó Chủ tịch Hội ngành nghề nông nghiệp, nông thôn tỉnh, Chủ nhiệm Hội ong mật Sơn La cho biết: Tiềm năng phát triển nghề ong ở tỉnh ta còn rất lớn với lợi thế nguồn mật phấn tự nhiên của hoa rừng, hoa cây trồng trong nông nghiệp như: hoa cỏ lào, hoa dẻ, thồ lộ, chân chim, hoa nhãn, cà phê, hoa đơn kim… Bên cạnh đó, mật ong Sơn La mới đây đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu, đây là cơ hội để các loại sản phẩm như mật ong chất lượng cao, sữa ong chúa, phấn hoa, ấu trùng ong đực, nọc ong, keo ong… được bảo hộ về chất lượng, đảm bảo được uy tín để đứng vững trên thị trường và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là động lực thúc đẩy nghề nuôi ong địa phương phát triển. Đồng thời sẽ tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợi chung, nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Cũng theo ông Sâm thì việc làm cần thiết trước mắt để sản phẩm ong mật đạt chất lượng là người nuôi ong cần cải tiến kỹ thuật, áp dụng những phương pháp nuôi ong tiên tiến để có sản phẩm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường và vệ sinh về an toàn thực phẩm. Con ong mang mật ngọt cho đời, mang no ấm cho người nuôi ong. Duy trì và phát triển nghề nuôi ong không chỉ xoá đói, giảm nghèo mà còn là dịp để quảng bá sản phẩm, giới thiệu Sơn La ra bên ngoài và cải thiện môi trường sống bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Sản Phẩm Bưởi Năm Roi Tạo Hình Của Nhà Vườn Ninh Thới (Trà Vinh) Sản Phẩm Bưởi Năm Roi Tạo Hình Của Nhà Vườn Ninh Thới (Trà Vinh)

Tết Ất Mùi 2015, sẽ là năm thứ 02 mà một số nhà vườn ở xã Ninh Thới, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đưa sản phẩm bưởi năm roi tạo hình ra ngoài thị trường. Những trái bưởi năm roi được tạo hình hồ lô có chữ tài-lộc, phúc-lộc-thọ hoặc hình thỏi vàng… có giá gần 01 triệu đồng/cặp (loại I) và đang được người tiêu dùng ở các thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Cần Thơ… tìm đến.

15/01/2015
Trồng Cây Thanh Long Trên Đất Núi Trồng Cây Thanh Long Trên Đất Núi

Tại nhiều địa phương của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn, người dân đang trồng cây thanh long. Trước đây, theo quan niệm của nhiều người, loại cây này chỉ phù hợp khí hậu ở miền nam nhưng khi được đưa về trồng ở vùng đất núi, cây thanh long đã thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân.

15/01/2015
Vĩnh Long Xuống Giống Hàng Trăm Hecta Dưa Hấu Đón Tết Vĩnh Long Xuống Giống Hàng Trăm Hecta Dưa Hấu Đón Tết

Nhờ hệ thống thủy lợi đảm bảo tốt, chủ động nước tưới nên việc trồng dưa khá thuận lợi. Bình Tân cũng xuống giống được hơn 300ha, nhiều nhất tại xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Trung. Một số giống dưa được người dân chọn trồng nhiều vụ này như: Tiểu Hắc Long (hạt lép), Thành Long 522, Hồng Cúc (vỏ vàng)…

15/01/2015
Nông Dân Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao Nông Dân Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao

Những năm gần đây, thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT) vào sản xuất, nông dân thị xã Cai Lậy chủ động xử lý sầu riêng ra hoa nghịch vụ, khắc phục được tình trạng "được mùa, mất giá", góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ.

15/01/2015
Sắc Xuân Nở Rộ Vườn Cây Ăn Trái Sắc Xuân Nở Rộ Vườn Cây Ăn Trái

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có hơn 3.400ha vườn cây ăn trái đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhà vườn trong những năm qua. Đặc biệt, một số cây ăn trái bán trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới cũng được nhà vườn chăm sóc, vun vén cẩn thận, làm sao cho ra thị trường những trái ngon, đẹp và bán được giá cao.

15/01/2015