Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Ong Lấy Mật - Nghề Làm Giàu

Nuôi Ong Lấy Mật - Nghề Làm Giàu
Publish date: Thursday. May 17th, 2012

Mô hình nuôi ong trang trại của gia đình anh Hà Ngọc Tĩnh, bản Kiến Xương, xã Phổng Lái (Thuận Châu - Sơn La) cho thu nhập hàng năm gần 200 triệu đồng.

Vốn ít, đất ít và không mất nhiều nhân lực là những ưu điểm của nghề nuôi ong. Tỉnh Sơn La có thảm thực vật đa dạng, phong phú thuận lợi cho nghề nuôi ong. Những năm qua, từ việc kết hợp kinh nghiệm nuôi ong dân gian với khoa học kỹ thuật hiện đại, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu. Trong đó có không ít người đã trở thành tỷ phú ong mật.

Ông Trịnh Văn Bột ở tổ 1, phường Quyết Thắng (Sơn La) – người có thâm niên hơn chục năm gắn bó với nghề nuôi ong. Ngày mới khởi nghiệp, ông gặp không ít khó khăn, bởi nuôi ong cần sự chăm chút khéo léo và kinh nghiệm. Ông Bột chia sẻ: “Khó nhất là Sơn La mùa đông lại kéo dài hơn, nên gặp khó khăn trong việc giữ đàn. Ngoài ra, ong thường dễ bị nhiễm bệnh, nếu thời tiết không phù hợp ong có thể mắc bệnh bại liệt, tiêu chảy, hay bị nhiễm độc… nếu không phát hiện và có cách chăm sóc, chữa trị kịp thời thì dễ lây lan dẫn đến mất luôn cả đàn”. Sau nhiều năm gắn bó với nghề, ông Bột đã có nhiều kinh nghiệm hay trong việc chăm nuôi ong lấy mật như: cách chắn gió trong mùa đông, di dời đàn ong theo từng vụ hoa… Hiện, gia đình ông đang nuôi 120 đàn ong, mỗi năm thu trên dưới 6 tấn mật, trị giá trên 300 triệu đồng. Hộ có quy mô nuôi ong lớn nhất, nhì tỉnh hiện nay phải kể đến anh Lê Văn Phương ở tiểu khu 64, thị trấn Nông trường Mộc Châu với 1.300 đàn, mỗi năm cho thu gần 40 tấn mật và 6 tấn phấn hoa doanh thu đạt hơn 2,5 tỷ đồng/năm. Hay hộ anh Lù Kiên Đoan, bản Nà Hạ 2, xã Chiềg Mung (Mai Sơn) cũng là một trong những triệu phú ong mật với doanh thu mỗi năm đạt hàng trăm triệu đồng…

Nghề nuôi ong trên địa bàn tỉnh đang phát triển mạnh. Hiện có khoảng 30.000 đàn ong, trong đó có trên dưới 20.000 đàn ong ngoại. Sản lượng mật hàng năm bình quân đạt 750 tấn và 50 tấn phấn hoa… Đây là sản phảm đặc sản của tỉnh, mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Trao đổi với chúng tôi về hướng phát triển nghề nuôi ong và duy trì thương hiệu ong mật Sơn La, ông Hồ Văn Sâm, Phó Chủ tịch Hội ngành nghề nông nghiệp, nông thôn tỉnh, Chủ nhiệm Hội ong mật Sơn La cho biết: Tiềm năng phát triển nghề ong ở tỉnh ta còn rất lớn với lợi thế nguồn mật phấn tự nhiên của hoa rừng, hoa cây trồng trong nông nghiệp như: hoa cỏ lào, hoa dẻ, thồ lộ, chân chim, hoa nhãn, cà phê, hoa đơn kim… Bên cạnh đó, mật ong Sơn La mới đây đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu, đây là cơ hội để các loại sản phẩm như mật ong chất lượng cao, sữa ong chúa, phấn hoa, ấu trùng ong đực, nọc ong, keo ong… được bảo hộ về chất lượng, đảm bảo được uy tín để đứng vững trên thị trường và xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là động lực thúc đẩy nghề nuôi ong địa phương phát triển. Đồng thời sẽ tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợi chung, nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Cũng theo ông Sâm thì việc làm cần thiết trước mắt để sản phẩm ong mật đạt chất lượng là người nuôi ong cần cải tiến kỹ thuật, áp dụng những phương pháp nuôi ong tiên tiến để có sản phẩm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường và vệ sinh về an toàn thực phẩm. Con ong mang mật ngọt cho đời, mang no ấm cho người nuôi ong. Duy trì và phát triển nghề nuôi ong không chỉ xoá đói, giảm nghèo mà còn là dịp để quảng bá sản phẩm, giới thiệu Sơn La ra bên ngoài và cải thiện môi trường sống bền vững.

Related news

Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi Ngư dân vùng rốn lũ Tân Châu trông chờ Mùa nước nổi

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.

Thursday. September 10th, 2015
Hồi sinh Tam Giang Hồi sinh Tam Giang

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

Thursday. September 10th, 2015
Xúc tiến đầu tư đối với các dự án của Công ty TNHH MTV Việt - Úc tại Cà Mau Xúc tiến đầu tư đối với các dự án của Công ty TNHH MTV Việt - Úc tại Cà Mau

Chiều ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng có cuộc họp với các đơn vị sở, ngành và phía Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau về việc đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Thursday. September 10th, 2015
Tu hài đặc sản quý của vùng biển Vân Đồn Tu hài đặc sản quý của vùng biển Vân Đồn

Tu hài là một loài nhuyễn thể sống ở biển và hiện đang được coi là một trong những sản phẩm vật nuôi mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân ở vùng biển Quảng Ninh...

Thursday. September 10th, 2015
Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt đạt hiệu quả cao Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt đạt hiệu quả cao

Sáng 4.9, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tổng kết mô hình Nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt vùng miền núi.

Thursday. September 10th, 2015