Nuôi Ong Lấy Mật
Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.
Sau đó, thấy trên địa bàn huyện có nhiều diện tích trồng nhãn, vải, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ong, ông Hành đã từng bước nhân rộng đàn ong của gia đình. Những ngày đầu mới bắt tay vào nuôi, do chưa có kinh nghiệm, khó tránh khỏi hiện tượng ong bị chết và bỏ đi mất. Thấy vậy, ông quyết tâm học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và tích cực tìm hiểu sách báo, vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức học được trong chăm sóc ong.
Đến nay, gia đình ông đã có 100 đàn ong. Thời điểm tháng 2, tháng 3, hoa nhãn, hoa vải nở rộ, gia đình ông tập trung lấy mật. Thông thường cứ 5 ngày ông tiến hành thu hoạch một lần bằng cách sử dụng thùng quay. Mỗi đàn ong thu hoạch được từ 10-12 lít mật/năm, 100 đàn ong sẽ cho từ 9 tạ - 1 tấn mật/năm. Thời điểm ít hoa nở, để bảo đảm cho ong phát triển tốt, cứ nửa tháng hoặc 20 ngày ông lấy nước đường trắng cho ong ăn một lần.
Với kinh nghiệm gần 30 năm gắn bó với nghề nuôi ong, ông Hành chia sẻ: Nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo, phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện sự bất thường để kịp thời xử lý đàn ong. Ngoài ra, người nuôi ong cũng cần am hiểu đặc tính của loại côn trùng này, nhất là vấn đề xây tổ, tách đàn, kỹ thuật tạo chúa cho đàn ong. Để ong lấy được nhiều mật, người nuôi nên di chuyển đàn ong tới các vườn cây ăn quả khác nhau trong khu vực. Tuy nhiên, việc di chuyển phải tiến hành vào ban đêm, khi đàn ong ngủ để tránh tình trạng phân tán đàn do bị thay đổi địa điểm nuôi đột ngột.
Với giá từ 120 - 150 nghìn đồng/lít mật ong, mỗi năm trừ chi phí (khoảng 30 triệu đồng), gia đình ông Hành vẫn thu lãi trên 70 triệu đồng từ việc bán mật. Bên cạnh việc bán mật, ông Hành còn tự thiết kế mọi dụng cụ nuôi ong như: hòm, cầu, thùng, thước… để cung cấp cho bà con nuôi ong ở các huyện lân cận như: Gia Lộc, Ninh Giang…
Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Hành còn tạo việc làm cho hàng trăm người dân trong và ngoài địa bàn bằng cách tư vấn kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi ong. Ông còn đứng lên thành lập Hội Nuôi ong gồm 20 người nuôi ong ở trong và ngoài huyện để giúp đỡ nhau về giống, vốn, kinh nghiệm. Ông cũng đã tích cực tham gia công tác Hội Nông dân cũng như hưởng ứng các phong trào do địa phương phát động. Gia đình ông Phạm Quang Hành nhiều năm được công nhận là gia đình văn hóa, là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với tôm giống kém chất lượng, phân vân giữa chọn đối tượng tôm sú hoặc thẻ chân trắng, người nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau còn đối mặt với những khó khăn về hạ tầng, môi trường nước bị ô nhiễm, thiếu vốn, dịch bệnh trên tôm hoành hành. Đó là nguyên nhân làm cho nghề nuôi tôm phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Tính đến ngày 5-8, Công ty Lương thực Tiền Giang đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo hè thu năm 2013. Cụ thể: thu mua tổng cộng 34.439 tấn quy gạo/32.000 tấn, đạt 107,62% chỉ tiêu được giao. Trong đó chỉ tiêu do Tổng Công ty Lương thực miền Nam giao mua 8.000 tấn quy gạo/8.000 tấn (đạt 100%); chỉ tiêu do Hiệp hội Lương thực Việt Nam giao mua 26.439 tấn quy gạo/ 24.000 tấn (đạt 110,16%).
Với tổng giá trị đầu tư gần 2,4 triệu euro, trong đó Liên minh châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu euro, dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) đã được khởi động tại TP. Hồ Chí Minh ngày 2-8.
Trong chuyến công tác về xã Vĩnh Lâm (Vĩnh Linh, Quảng Trị), tình cờ chúng tôi được gặp những người nông dân trong Hiệp hội nuôi tôm Quảng Xá. Hầu hết những nông dân này đều ở độ tuổi 7X, là những người cần cù, năng động và có nhiều sáng tạo trong làm ăn. Tuy nhiên, do rủi ro trong sản xuất dẫn đến nhiều người phải trắng tay, nợ ngân hàng và điều quan trọng hơn đó là họ chưa có định hướng mới trong sản xuất với những ao hồ nuôi tôm kém hiệu quả như hiện nay.
Giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL đang dao động ở mức rất thấp, từ 18.500 - 20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành cá tra mà dân nuôi từ 23.000 - 24.500 đồng/kg. Như vậy, người nuôi cầm chắc lỗ từ 3.000 - 6.000 đồng/kg...