Nuôi Ốc Len Trong Rừng Ngập Mặn Ở Cà Mau
Ốc len (Cerithidea obtusa) là đối tượng đang được phát triển nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn ở Cà Mau. Hiện nay ốc len là loài đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao bởi nó chứa nhiều loại acid béo no và acid béo không no. Ốc len tiêu thụ như mặt hàng hải sản ở các nước Thái Lan, Singapore…
Theo một số cán bộ khuyến ngư tỉnh thì, qua nghiên cứu cho thấy ốc len ăn chọn lọc các loài tảo đáy hoặc mùn bã hữu cơ do đó không cần đầu tư thức ăn trong nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, mô hình nuôi này đang phát triển theo kiểu tự phát. Để nuôi một cách có khoa học, nhóm nghiên cứu của khoa Thuỷ sản,
Đại học Cần Thơ đã tiến hành khảo sát vào tháng 5/20007 tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, với tổng số 32 hộ nuôi ốc len trong vùng rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy, ốc len được nuôi trong rừng ngập mặn với loại cây rừng phổ biến nhất là mắm (53,1%), rừng hỗn hợp gồm mắm và đước (28,1%) và đước (15,6%).
Đa số các hộ nuôi đều thiết kế mương bao (90,6%) xung quanh các khu vực nuôi ốc, mương có chiều rộng 1,9-10 mét và sâu 0,2-0,7 mét. Mức nước trong khu nuôi tuỳ thuộc vào chế độ thuỷ triều và nguồn thức ăn của ốc len dựa vào lượng mùn bã hữu cơ và tảo khuê đáy tự nhiên.
Ốc len được thả nuôi từ tháng 4 đến tháng 7, tập trung nhất là vào tháng 5. Việc thả giống ốc len thường được tiến hành nhiều đợt, với trọng lượng trung bình ốc giống 2,7- 0,2g/con tương ứng với chiều cao vỏ biến động từ 20-30mm. Lượng giống thả nuôi tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ nuôi và khả năng thu mua ốc giống.
Lượng giống thả dao động từ 77-1.000kg/ha, trung bình 474 kg/ha/vụ. Thời gian nuôi kéo dài từ 3,5 đến 8 tháng, trung bình khoảng 5,3 tháng và năng suất ốc len biến động từ 135-1.500 kg/ha/vụ, trung bình đạt 719 kg/ha/vụ.
Chi phí cho ốc len chủ yếu là con giống. Tổng chi phí cho một vụ nuôi trung bình là 3,88 triệu đồng/ha/vụ. Mặc dù lợi nhuận từ nuôi ốc len thấp hơn so với nuôi tôm sú nhưng quan trọng là nó phù hợp với hệ sinh thái rừng ngập mặn và không gây ô nhiễm môi trường. Nuôi ốc len sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo và đang dạng hoá đối tượng nuôi ở những khu vực rừng ngập mặn dùng vào mục đích bảo tồn sinh quyển và phòng hộ.
Có thể bạn quan tâm
“Chúng ta có lợi thế như vậy, đòi hỏi của thế giới cũng như vậy, cách nhìn thế giới thay đổi, không có lý gì mà nông nghiệp không trở thành một lĩnh vực Việt Nam phát triển, tạo giá trị gia tăng cao hơn và như chúng tôi đã nói không phải đi theo, tiến kịp thế giới mà có thể đi cùng thế giới và thậm chí nông nghiệp Việt Nam còn là hình mẫu” – TS.Thành chia sẻ.
Không chỉ vậy, nghề đi mót cà phê còn mang lại không ít phiền toái cho người dân. Bởi chủ vườn đang phải đề phòng nạn trộm cắp cà phê, gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự tại địa phương. Do vậy nhiều chủ vườn cà phê hoài nghi, đề phòng chính những người này.
Tại Hội nghị góp ý cho Đề án “Kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất”, do Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP.HCM cuối tuần qua, nhiều cơ quan chức năng đã đưa ra những thông tin đáng lo ngại về tình trạng này.
Các cơ quan chức năng sẽ tập trung thanh tra chuyên ngành về điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở, nhất là các cơ sở đã bị xếp hạng loại C. Các địa phương có thể tập trung vào việc kiểm tra, xử lý những sản phẩm ngoài danh mục, ghi sai trên nhãn mác, các chất cấm, vì những sản phẩm này không cần phải lấy mẫu để xét nghiệm mà có thể xử phạt ngay.
Sáng 27-12, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá công tác triển khai hệ thống khu bảo vệ thủy sản (BVTS) trên đầm phá năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015.