Nuôi Ốc Càng Xanh Nghề Lạ Cho Thu Nhập Khá
Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.
Trên triền cát ven biển thôn Tuyết Diêm 2, Bình Thuận (Bình Sơn - Quảng Ngãi), bên cạnh những hồ nuôi tôm đang bỏ hoang vì dịch bệnh là hồ nuôi ốc càng xanh rộng 3.600m2 - mô hình kinh tế đang ăn nên làm ra của chị Nguyễn Thị Tin. Vừa dẫn chúng tôi đi tham quan hồ, chị Tin vừa tranh thủ mang cá vụn cho ốc ăn. Đánh hơi cá, hàng loạt con ốc càng xanh vội bò đến rỉa mồi. “Chỉ cần vứt thức ăn xuống là ốc càng xanh bu đến ngay. Mỗi lần thu hoạch tôi đều dùng cách này để vớt ốc nhanh, đỡ tốn nhiều công sức” - chị Nguyễn Thị Tin giải thích.
8 năm về trước, được sự hướng dẫn của một người bạn chuyên nuôi ốc càng xanh ở Nha Trang, chị Tin quyết định gắn bó với giống ốc lạ này. Khi đó, nghề nuôi ốc càng xanh vẫn còn khá mới mẻ ở địa phương, còn nghề nuôi tôm và cá mú lồng lại đang “thịnh”. Vì vậy chẳng có ai tán thành quyết định này của chị. Nhưng thấy lợi thế của giống ốc chỉ 2 ngày là có thể thu hoạch, nên chị Tin đánh liều bỏ vốn đầu tư tu bổ lại hồ vẫn dùng để nuôi tôm trước đây để thả ốc.
Ốc càng xanh rất dễ nuôi và không cần nhiều diện tích nên chị Tin vẫn thường đùa rằng cái hồ rộng 3.600 m2 này chẳng khác nào chiếc nồi Thạch Sanh. Bởi nuôi bao nhiêu ốc cũng không sợ chật chỗ. Nhiều thời điểm tìm được nguồn hàng dồi dào, chị thả xuống hồ từ 3 - 4 tấn ốc.
Ốc càng xanh ăn khỏe và lớn rất nhanh. Chỉ cần tập trung cho ăn trong 2 ngày là ốc đã lớn và không thể quay trở về chiếc vỏ cũ chật chội. Lúc này, chị Tin chỉ cần đổ vỏ ốc hút xuống, ốc càng xanh sẽ lập tức chui vào vỏ mới để trú ẩn. Đó cũng chính là thời điểm có thể vớt ốc lên và xuất bán. Với giá 85 nghìn/kg, trừ chi phí thức ăn và vận chuyển, trung bình một ký ốc càng xanh mang lại cho chị Tin lợi nhuận từ 10-20 nghìn đồng.
Ốc càng xanh giống được chị tìm mua ở Bình Định, Quảng Trị, Huế… còn ốc hút thì vận chuyển tận Quảng Nam. Sau khi nuôi thành thương phẩm, chị sẽ xuấn bán vào Cà Mau để làm thức ăn cho tôm sú. Bình quân mỗi tháng chị xuất bán từ 2-3 tấn, lợi nhuận từ 20- 30 triệu đồng. Theo chị Tin, trong suốt 8 năm thả nuôi giống ốc này, chưa bao giờ ốc giống xuất hiện tình trạng dịch bệnh. Thêm một lợi thế nữa là thời gian thu hoạch ốc càng xanh khá ngắn nên mỗi tháng có thể thu từ 10-15 lần.
Mặc dù hồ ốc nhà chị Tin không lúc nào “treo” hồ, nhưng lượng ốc làm ra vẫn không đủ cung ứng cho thị trường. Bên cạnh việc giải quyết việc làm cho từ 5-7 lao động tại địa phương vào mỗi dịp thu hoạch ốc, chị Tin còn chia sẻ kinh nghiệm nuôi và rủ thêm láng giềng cùng mở hồ để nuôi. “Vừa chuyển hàng vào Nam xong, là thương lái lại điện thoại thúc giục chuyển thêm hàng. Nếu mở rộng được mô hình nuôi ốc này để mọi người cùng làm thì hay biết mấy” - chị Tin chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.
Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô (Đắk Nông) thì trên địa bàn huyện hiện có khoảng 150-170 ha diện tích mặt nước đang được khoảng 600 hộ dân tận dụng để nuôi trồng thủy sản.
Nhằm bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần đưa ngành Thủy sản phát triển nhanh, các địa phương đang tập trung chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Từ ngày 31/7 đến nay, tại 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết. Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía địa phương, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và các đơn vị liên quan đã phối hợp đi kiểm tra tình hình thực tế tại các xã có diện tích nuôi ngao.