Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Nai - Mô Hình Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nuôi Nai - Mô Hình Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 16/01/2014

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

Ông Nguyễn Thành Nam (SN 1970, ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B) là nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó. Với mong muốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, năm 2010, ông Nam mua nuôi thử nghiệm cặp nai (1 đực và 1 cái) 1 năm tuổi với giá 30 triệu đồng. Sau quá trình nuôi, hiện nay ông Nam đã có 4 con cái và 1 con đực phối giống. Ông Nam chia sẻ, so với bò, dê thì nai dễ nuôi hơn bởi nai ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như cây chuối, cỏ, rau muống... là loại thức ăn dễ tìm ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Nai nuôi lấy nhung hoặc chuyển qua nuôi lấy thịt vẫn dễ hơn nuôi bò, thịt nai ăn không hôi nên thị trường phát triển hơn.

Ông Nam cho biết thêm, đối với Nai đực có thể mua con giống lúc 4 – 5 tháng tuổi (lúc nai đã thôi bú) với giá từ 15 - 20 triệu đồng/con. Nai 2 năm tuổi là có thể cho nhung, mỗi lần cắt lấy được khoảng từ 0,5 - 1kg và bán cho thương lái với giá 8 - 12 triệu đồng/kg; nếu chăm sóc tốt, mỗi năm cắt nhung 2 lần. Đối với nai cái, sau 8 đến 10 tháng sẽ chịu đực, mang thai và đẻ 1 con/lần; nai con 4 tháng tuổi là có thể bán giống tiếp tục.

Hiện nay có nhiều nơi tiêu thụ nhung và thịt nai như: TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang... Việc nuôi nai khá dễ dàng vì không tốn công, ít bệnh tật, thức ăn dễ tìm và cho lợi nhuận cao. Sau 1 năm nuôi nai, gia đình ông Nam đã thu về đủ số vốn đầu tư chuồng trại và con giống. Không những thế nai còn có thể bán thịt với giá từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg. Với mô hình nuôi nai, mỗi năm gia đình có thể thu lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí.

Mô hình nuôi nai là một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi huyện Hồng Ngự nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung, giúp giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Nghêu chết vẫn chưa rõ nguyên nhân Nghêu chết vẫn chưa rõ nguyên nhân

Hiện chưa có con số thống kê chính xác những thiệt hại do nghêu chết gây ra. Nhưng chắc chắn một điều rằng đó sẽ là những con số không nhỏ. Bởi theo thống kê sơ bộ của UBND xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), vụ nghêu năm nay người dân thả nuôi khoảng 1.500 ha, đến ngày 9 - 4 đã có 220 sân nghêu của 170 hộ dân bị chết, với tỷ lệ thiệt hại bình quân 50%, cá biệt có sân nghêu bị chết đến 90%, tổng sản lượng thiệt hại dự kiến lên đến 13.000 tấn.

18/04/2015
Phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai Phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai

Ngành thủy sản Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh và toàn diện, sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) và giá trị sản xuất hằng năm đều tăng trưởng.

18/04/2015
Cá lóc nuôi nhiễm bệnh, nổi trắng mặt ao Cá lóc nuôi nhiễm bệnh, nổi trắng mặt ao

Các hộ nuôi cá lóc trên địa bàn xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) đang lo lắng trước tình trạng cá bệnh trắng mình và xuất huyết. Cụ thể, đuôi cá xuất hiện vết trắng rồi lan dần về phía đầu làm cho cá mất nhớt, bong da… dẫn đến chết hàng loạt.

18/04/2015
Cá lăng sông Hồng đem đến giàu có Cá lăng sông Hồng đem đến giàu có

Chuyện nuôi cá trên sông Hồng bao đời nay chưa ai dám nghĩ, bởi không ô nhiễm nhưng dòng nước lại quá mênh mông.

18/04/2015
Triển vọng nuôi cá chạch ở Đạ Huoai (Lâm Đồng) Triển vọng nuôi cá chạch ở Đạ Huoai (Lâm Đồng)

Theo tính toán của Trung tâm Nông nghiệp (TTNN) huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), hiệu quả kinh tế mang lại từ các mô hình nuôi thí điểm cá chạch bùn trên địa bàn huyện đạt gấp 2 - 3 lần so với nuôi các loại cá trê, trắm, chép, trôi… Hiện, mô hình được bắt đầu nhân rộng, mở ra một hướng phát triển mới cho nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn.

18/04/2015