Trang chủ / / Sinh viên/Thực tập

Nuôi Lươn Trong Ruộng Lúa

Nuôi Lươn Trong Ruộng Lúa
Ngày đăng: 16/12/2011

Đây là mô hình nuôi của một gia đình ở huyện Trường Âm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Diện tích ruộng nuôi rộng 300m2. Cách nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp, dễ áp dụng.

Chuẩn bị ruộng nuôi

Chia ruộng thành 12 luống, giữa mỗi luống có rãnh nước. Chung quanh ruộng có mương, từ giữa ruộng có xẻ mương chữ thập. Mương ruộng rộng 50 cm, sâu 25 - 30 cm. Mỗi phần ruộng chia làm bốn ô, mỗi ô rộng 6,25m2. Giống lúa cấy loại "231-8". Giống lươn mua ở ngoài thị trường, chọn con khỏe, đồng cỡ. Khi cây lúa bắt đầu xanh cuối tháng 7 thì thả lươn giống vào. Mật độ thả trung bình 20 con/m2.

Chung quanh ruộng chắn bằng tấm lợp xi-măng dựng đứng theo góc 90o, chân tấm lợp cắm vào đất cứng có kích thước 77,5 x 42,5cm.

Quản lý ruộng nuôi

Độ nước sâu: Chủ yếu căn cứ vào nhu cầu sinh trưởng của lúa có chú ý đến tập tính sống của lươn. Thời kỳ đầu, nước phục vụ cho lúa là chính, phơi rút cạn nước nhiều lần. Thời kỳ sau nước để tưới ẩm là chính. Cụ thể trước 20-8 luôn giữ nước ở ruộng từ 6-10cm, cho tới trước khi lúa ngậm đòng đến lúc hạt có sữa giữ mức nước sâu khoảng 6cm, sau đó lần lượt bơm nước và tháo cạn cho đến ngày 14-10.

Thời kỳ tháo cạn ruộng, luôn giữ mức nước ở mương  5cm. Quá trình nuôi lươn cần kiểm tra cống ra vào đề phòng lươn bò mất.

Cho ăn: Bắt đầu cho ăn từ 1-8. Hai tháng đầu thức ăn chính gồm có thịt trai, phế phẩm lò sát sinh, dòi, sau tháng thứ 3 cho ăn giun, phế phẩm lò mổ. Thức ăn cho ăn thả vào các mương.

Thời gian tháo cạn nước không cần cho ăn hay cho ăn ít. Sau 5-10 thời tiết lạnh lươn ăn ít, sau đó không cho ăn.

Tổng cộng thời gian cho ăn: 59 ngày.

Bón phân: Đổ phân bón lót khi chưa cày ruộng, sau khi lúa lên xanh thì bón thúc thêm phân đạm, lân. Mỗi một m2 ruộng bón 3kg đạm, 7gam kali. Thời kỳ có đòng đến lúa ra hoa bón thúc một lần bằng phân chuồng với 1kg phân lợn/m2, phân bắc 0,5kg/m2. Chú ý bón ở mương ruộng ngấm dần vào lúa.

Phòng trị bệnh hại

Quá trình nuôi lươn, lươn ăn sâu bọ nên lúa ít bị bệnh. Trong thời gian nuôi phun thuốc sâu một lần để diệt trứng côn trùng. Kết quả ruộng sạch cỏ, ít cỏ dại, lúa tốt hơn ở ruộng khác.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lươn Hiệu Quả Cao Nuôi Lươn Hiệu Quả Cao

Nuôi lươn là một nghề cho thu nhập cao. Trung bình 1m3 bể nuôi lươn trong 6-8 tháng cho năng suất 6-8kg, thu nhập khoảng 100 ngàn đồng

27/01/2011
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Mới Kỹ Thuật Nuôi Lươn Mới

Có thể nuôi lươn trong bể xây hoặc trong ao đất, tuỳ từng hộ gia đình vận dụng. Diện tích bể xây thường từ 10 - 20m2, loại lớn 50 - 100m2, sâu nhất 1m, thành bể cần láng nhẵn; đáy bể phải nện chặt trên phủ 1 lớp bùn sạch độ 30 cm, hoặc đổ lớp đất pha sét hay đất màu xốp trên 1/2 diện tích đáy bể.

16/12/2011
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Thịt Kỹ Thuật Nuôi Lươn Thịt

Lươn là loài cá sống chui rúc ở dưới bùn, điều tiên quyết để nuôi lươn có kết quả là phải đảm bảo nguyên tắc: Lươn không bò trốn đi mất, tạo môi trường sống tương tự gần giống với chúng sống ở ngoài thiên nhiên.

07/01/2012
Kỹ Thuật Nuôi Lươn Kỹ Thuật Nuôi Lươn

Lươn là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể biến đổi theo nhiệt độ của môi trường nước xung quanh. Nhiệt độ môi trường sống từ 15 - 30 độ C, thích hợp nhất 24 - 28 độ C. Dưới 10 độ C chúng rúc tận đáy bùn, sống dựa vào nguồn thức ăn tích trữ trong cơ thể, trên 32 độ C sức ăn giảm đi

27/01/2011
Nuôi Lươn Trong Ruộng Lúa Nuôi Lươn Trong Ruộng Lúa

Đây là mô hình nuôi của một gia đình ở huyện Trường Âm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Diện tích ruộng nuôi rộng 300m2. Cách nuôi này mang lại hiệu quả kinh tế tổng hợp, dễ áp dụng.

16/12/2011
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.